Phát triển quan hệ truyền thống Việt Nam - Algeria
TCCSĐT - 55 năm qua (28-10-1962 - 28-10-2017), mối quan hệ giữa Việt Nam và Algeria phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế - thương mại.
Đoàn kết, giúp đỡ nhau trong kháng chiến
Việt Nam và Algeria tuy cách xa nhau về địa lý nhưng đã có mối quan hệ từ lâu đời, đặc biệt là trong quá trình cùng đấu tranh chống thực dân Pháp để giành và bảo vệ độc lập dân tộc của mỗi nước. Trong thời kỳ này, nhân dân hai nước đã không ngừng đứng lên đấu tranh cũng như tích cực ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau chống lại thực dân Pháp.
Năm 1958, khi Chính phủ Cách mạng lâm thời Algeria do Tổng thống Ben Bella thành lập, Việt Nam đã ngay lập tức công nhận và ủng hộ mạnh mẽ. Ngày 28-10-1962, sau khi Algeria giành được độc lập, Việt Nam và Algeria đã chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Tháng 11-1962, Việt Nam mở Đại sứ quán tại Algeria. Đây là cơ quan đại diện ngoại giao đầu tiên của Việt Nam được lập tại châu Phi. Tháng 4-1968, Algeria mở Đại sứ quán tại Hà Nội. Tháng 6-1969, Algeria tuyên bố nâng quan hệ với Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam lên cấp Đại sứ, đài thọ toàn bộ chi phí cho Đại sứ quán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Algeria.
Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam và Algeria không ngừng được củng cố và phát triển. Hai nước đã tiếp tục dành cho nhau sự ủng hộ, giúp đỡ cả về chính trị, tinh thần và vật chất trong công cuộc bảo vệ và xây dựng tổ quốc của mỗi nước. Những năm qua, hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực cũng đã có những bước phát triển tốt đẹp.
Tiếp nối quan hệ chính trị - ngoại giao tin cậy
Việt Nam và Algeria có mối quan hệ chính trị - ngoại giao tin cậy. Sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau giữa hai bên được tăng lên thông qua duy trì trao đổi đoàn tất cả các cấp, các kênh Đảng, Nhà nước, Quốc hội, các cơ chế như Ủy ban Hợp tác liên chính phủ, tham khảo chính trị giữa hai Bộ Ngoại giao... Thông qua đó, lãnh đạo hai bên đều chia sẻ đánh giá chung về các vấn đề song phương và quốc tế, đồng thời có sự nhất trí cao về phương hướng, chủ trương tăng cường hợp tác giữa hai nước.
Trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc (UN), Phong trào Không liên kết (NAM), Việt Nam và Algeria đều phối hợp chặt chẽ với nhau, tích cực góp phần vào các nỗ lực chung vì hòa bình, ổn định và hợp tác, vì một trật tự thế giới mới công bằng, bình đẳng và phát triển, đáp ứng nguyện vọng chung của tất cả các dân tộc.
Tăng cường hợp tác kinh tế
Cùng với đó, quan hệ hợp tác kinh tế có nhiều chuyển biến rất tích cực. Trao đổi thương mại giữa hai bên tăng mạnh trong thời gian gần đây. Giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria tăng gần 2 lần, từ hơn 130 triệu USD năm 2012 lên 250 triệu USD năm 2014. Đến nay, hợp tác về thương mại với kim ngạch thương mại hai chiều đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Algeria hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam tại châu Phi sau Nam Phi và Ai Cập. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2016, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Algeria đạt 271,42 triệu USD, tăng 16% so với năm 2015 và vượt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm. Trong 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Algeria đã đạt 240.882.566 USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Hai nước phấn đấu đạt được mục tiêu đưa kim ngạch trao đổi thương mại hai chiều lên 1 tỷ USD vào năm 2020. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Algeria gồm cà phê; điện thoại và linh kiện; gạo… Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Algeria gồm hạt điều thô, sắt thép phế liệu…
Hợp tác về đầu tư giữa Việt Nam và Algeria cũng đạt kết quả tốt đặc biệt trong lĩnh vực khai thác dầu khí như đầu tư vào liên doanh khai thác mỏ dầu Bir Seba ở Algeria, dự án đã đi vào hoạt động thương mại từ tháng 10-2015 với công suất 20.000 thùng/ngày và sắp tới sẽ nâng lên 40.000 thùng/ngày sau khi hoàn thành giai đoạn 2. Ngoài dầu khí, Algeria rất cần thu hút đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội cũng như đầu tư vào các lĩnh vực khác như nuôi trồng thủy sản, trồng lúa, sản xuất hàng tiêu dùng…
Về lao động, có thể nói thị trường Algeria rất triển vọng. Lương bình quân mỗi người lao động từ 500 - 600 USD/tháng, khí hậu không khắc nghiệt. Chính phủ Algeria có trợ cấp xăng, dầu, điện nước, bột mỳ… cho người lao động, đồng thời nhu cầu tuyển lao động cũng rất lớn. Xuất khẩu lao động từ Việt Nam sang Algeria đã tăng từ vài trăm người năm 2013 đến hơn 4.000 lao động tại nước bạn hiện nay.
Phát triển tích cực hợp tác văn hóa - xã hội
Hợp tác giữa Việt Nam và Algeria trên các lĩnh vực văn hóa - giáo dục cũng được tăng cường. Sự đa dạng của nền văn hóa hai nước là một điều kiện tốt để thúc đẩy trao đổi các đoàn giao lưu về văn hóa. Bên cạnh đó, về giáo dục, sự hợp tác tích cực đáng ghi nhận thể hiện trong lĩnh vực hợp tác về chuyên gia, cụ thể trong những năm 1980 - 1990, Việt Nam đã gửi hàng nghìn chuyên gia sang hỗ trợ Algeria.
Về thể thao, sự phát triển mạnh mẽ của Liên đoàn Võ thuật Vovinam (Việt Võ Đạo) tại Algeria là một động lực đồng thời cũng là cầu nối để tăng cường giao lưu thể thao giữa hai nước. Hợp tác về lao động giữa hai nước cũng tiến triển tích cực. Hiện có khoảng 4000 lao động Việt Nam đang làm việc tại Algeria.
Để hướng tới kỷ niệm 55 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước Việt Nam - Algeria (28-10-1962 - 28-10-2017) cũng như chào mừng 63 năm Quốc khánh Algeria (01-11-1954 - 01-11-2017), ngày 18-10, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Algeria Lê Quang Hùng đã cùng Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Algeria Mohamed Berrah trao đổi về việc tổ chức một số hoạt động chính như: tổ chức chiếu phim, triển lãm ảnh và thi vẽ tranh về đất nước con người Algeria của các em học sinh Trường THCS Việt Nam - Algeria.
Nhân dịp này, Đại sứ Mohamed Berrah đánh giá cao hoạt động của Hội hữu nghị Việt Nam - Algeria và cảm ơn Hội đã tổ chức cho đoàn Đại sứ quán Algeria thăm và làm việc tại tỉnh Điện Biên vào tháng 10-2017, qua đó tăng cường cơ hội hợp tác giữa Điện Biên nói riêng, các địa phương Việt Nam nói chung với các tỉnh, thành của Angeriqa. Đại sứ Mohamed Berrah mong muốn, trong thời gian tới, hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong các hoạt động đoàn kết, hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam - Algeria. Hai bên cũng trao đổi về cuộc họp Ủy ban Liên Chính phủ Việt Nam - Algeria tại Algeria vào cuối tháng 11-2017. Theo Đại sứ Mohamed Berrah và Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Algeria Lê Quang Hùng, kỳ họp Ủy ban Liên Chính phủ lần này là dịp để quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Algeria có thêm động lực mới, thúc đẩy phát triển quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Sau 55 năm, Việt Nam và Algeria luôn chú trọng duy trì mối quan hệ hữu nghị truyền thống dựa trên sự đoàn kết và ủng hộ lẫn nhau. Mối quan hệ đặc biệt này đã hỗ trợ đắc lực cho sự nghiệp đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển của mỗi nước. Đây là tài sản quý báu hai nước cần gìn giữ, vun đắp và phát triển lên một tầm cao mới, đưa hai nước trở thành đối tác toàn diện của nhau trong tương lai./.
Khai mạc Triển lãm ảnh về ASEAN tại Myanmar  (28/10/2017)
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh gặp mặt Đoàn nữ doanh nhân tiêu biểu được tặng Cúp Bông hồng vàng  (28/10/2017)
Chính phủ sẽ đề nghị kiểm toán toàn diện hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp  (28/10/2017)
Đại sứ Phạm Quang Vinh dự hội thảo về APEC tại Viện Hoa Kỳ - châu Á  (28/10/2017)
Phó Tổng thống Argentina: Việt Nam là một trong những đối tác hàng đầu  (28/10/2017)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay