TP. Hồ Chí Minh và Tiểu vùng Đồng Tháp Mười liên kết cùng phát triển
Theo UBND tỉnh Đồng Tháp, đề án liên kết phát triển bền vững tiểu vùng Đồng Tháp Mười (gồm 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang) đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.
Mục tiêu của đề án nhằm phát huy các giá trị bản địa và hệ sinh thái ngập nước, để tạo nền tảng, điều kiện gắn kết Tiểu vùng Đồng Tháp Mười với TP. Hồ Chí Minh.
Đề án được hình thành dựa trên liên kết không gian 3 tỉnh Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang với 22 huyện có cùng hệ sinh thái đất ngập nước. Đồng thời, 3 tỉnh sẽ liên kết ở các nội dung như: Tái cơ cấu nông nghiệp để xây dựng thương hiệu nông sản chung của Đồng Tháp Mười bên cạnh những thương hiệu nông sản riêng của từng tỉnh; liên kết để quản lý tài nguyên nước; liên kết về kết cấu hạ tầng; liên kết phát triển du lịch…
Tại hội nghị, các đại biểu đưa ra nhiều kiến nghị, giải pháp thực hiện đề án và ý tưởng hình thành tour du lịch “Một hành trình, ba điểm đến”, kết nối TP. Hồ Chí Minh với vùng Đồng Tháp Mười.
Bên cạnh đó, lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp đề xuất cần hình thành các hiệp hội ngành hàng của 3 tỉnh, có không gian tái cơ cấu kinh tế, nông nghiệp của vùng; liên kết tạo giá trị riêng biệt, chú trọng những đặc trưng sản phẩm vùng Đồng Tháp Mười nhằm nâng giá trị cao hơn.
Phía TP. Hồ Chí Minh đề nghị cần phát triển các sản phẩm từ nông nghiệp. Theo đó, các doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh tăng cường kết nối với các tỉnh vùng Đồng Tháp Mười; nghiên cứu đầu tư nhà máy chế biến các sản phẩm nông nghiệp, nhằm tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tham gia vào mối liên kết tiểu vùng Đồng Tháp Mười, TP. Hồ Chí Minh sẽ tiếp tục nghiên cứu phát triển cơ khí phục vụ nông nghiệp, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao...
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng vùng Đồng Tháp Mười cần phát huy lợi thế sẵn có, tạo ra đội ngũ con người, sản phẩm du lịch thật tốt để thu hút khách du lịch.
Trong việc thực hiện đề án, theo Phó Thủ tướng Thường trực, vùng Đồng Tháp Mười ngoài phát triển du lịch, cần chú trọng liên kết trong tái cơ cấu nông nghiệp, phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi; quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa nông sản, thương mại dịch vụ, công nghiệp; bảo vệ quản lý khai thác tài nguyên nước, liên kết kêu gọi đầu tư…
“Liên kết hỗ trợ, tạo điều kiện cùng nhau phát triển, xây dựng chuỗi ngành hàng thương hiệu, lúa gạo, trái cây, thủy sản. Liên kết phải đồng lòng, kỷ luật kỷ cương, đảm bảo thực hiện có hiệu quả chương trình đề án. Xây dựng dự án ứng phó biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước, bảo vệ hệ sinh thái và không gây ô nhiễm môi trường", Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình lưu ý.
Phó Thủ tướng đề nghị TP. Hồ Chí Minh phải thể hiện rõ vai trò đi đầu, tạo nguồn lực lớn để gắn kết cho tiểu vùng Đồng Tháp Mười phát triển. Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, nông nghiệp công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng, các tỉnh trong Tiểu vùng Đồng Tháp Mười cần phải có sự nỗ lực vươn lên, tạo động lực liên kết thúc đẩy cùng nhau phát triển./.
Chương mới trong cuộc khủng hoảng chính trị mang tên Catalunya  (22/10/2017)
Tăng cường tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc Tây Bắc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế hộ gia đình  (22/10/2017)
Cuộc thi "Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"  (22/10/2017)
Cuộc thi "Kể chuyện về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"  (22/10/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay