Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và miền Đông Nam Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
TCCSĐT - Ngày 04-10-2017, tại Đồng Nai, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, (Trường Đại học Văn hoá Hà Nội), phối hợp với Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Nai (Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đồng Nai) đồng phối hợp tổ chức Hội thảo: “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và miền Đông Nam Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất như một quy luật tất yếu của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển của đất nước, những năm qua các khu công nghiệp, khu chế xuất trong cả nước phát triển nhanh về số lượng và quy mô; thu hút và giải quyết việc làm cho hàng triệu người lao động, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp to lớn cho nguồn thu ngân sách nhà nước. Tỉnh Đồng Nai và khu vực miền Đông Nam Bộ hiện đang ở trong tiến trình đô thị hóa nhanh và mạnh nhất toàn quốc, sự phát triển nhanh và mạnh của các khu công nghiệp và khu chế xuất thu hút lực lượng công nhân lao động rất lớn, đặt biệt số công nhân nhập cư rất đông chiếm trên 70%.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân các khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước có liên quan được ban hành và tổ chức thực hiện đạt được kết quả ban đầu. Các cấp chính quyền, các ngành, các tổ chức chính trị - xã hội tích cực phối hợp hành động nhằn xây dựng và nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân. Tuy nhiên, ở hầu hết các khu công nghiệp, khu chế xuất, các điều kiện thiết yếu phục vụ đời sống, sinh hoạt văn hóa cho công nhân còn thiếu so với nhu cầu. Hệ thống thiết chế văn hoá như nhà văn hóa, sân thể thao, thư viện, hội họp sau giờ làm việc, các cơ sở bệnh viện, trường học, chợ, nhà trẻ…. vẫn còn thiếu. Hàng vạn công nhân phải thuê phòng trọ bên ngoài với điều kiện sinh hoạt đa phần là thiếu thốn, an ninh phức tạp; một số công nhân có lối sống thiếu lành mạnh, vướng vào tệ nạn xã hội, dễ bị các thế lực thù địch lôi kéo, kích động tham gia vào các hoạt động chống phá, biểu tình gây rối hoặc sa vào tệ nạn xã hội. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho nguồn lao động của các khu công nghiệp rơi vào tình trạng mất ổn định.
Hội thảo “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho công nhân ở các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và miền Đông Nam Bộ thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đi sâu phân tích nguyên nhân, thực trạng cùng những giải pháp tháo gỡ để tạo sự chuyển biến tích cực, đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hoá doanh nghiệp lành mạnh, quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ, xây dựng đội ngũ công nhân có nếp sống văn hóa lành mạnh, góp phần vào sự phát triển ổn định và bền vững của tỉnh Đồng Nai và miền Đông Nam Bộ.
Ban Tổ chức Hội thảo nhận được trên 80 bài tham luận của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà lãnh đạo, quản lý có bề dày kinh nghiệm am hiểu lĩnh vực văn hóa cơ sở và thực tiễn đời sống văn hóa công nhân thuộc các cơ quan chức năng của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương và đại biểu một số tỉnh, thành phố có khu công nghiệp lớn thuộc phía Bắc và phía Nam. Đặc biệt, trong đó có các bài tham luận có cấu trúc chặt chẽ, nhiều hàm lượng thông tin khoa học, giàu chất liệu từ đời sống thực tiễn, thể hiện sự nghiên cứu công phu, thẩm thấu về thực trạng đời sống văn hóa công nhân hiện nay, được thể hiện trên các phương diện lý luận và thực tiễn, đạt được yêu cầu mà chủ đề Hội thảo đã đặt ra. Hội thảo tập trung phân tích và thảo luận các nội dung chủ yếu: Lý luận thực tiễn về đời sống văn hóa công nhân; thực trạng xây dựng đời sống công nhân tỉnh Đồng Nai; thực trạng xây dựng đời sống văn hóa công nhân khu vực miền Đông Nam Bộ và tham chiếu từ một số tỉnh, thành phố có khu công nghiệp, khu chế xuất; xây dựng thiết chế văn hóa và tổ chức hoạt động vui chơi, giải trí cho công nhân; vai trò của công đoàn, vị thế công nhân trong hoạt động văn hóa; chia sẻ những kinh nghiệm hay, đề xuất giải pháp tháo gỡ thật thiết thực và hữu ích nhằm nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân thuộc tỉnh Đồng Nai, miền Đông Nam Bộ cả nước.
Hội thảo góp phần làm rõ những vấn đề lý luận, khoa học và thực tiễn về công tác xây dựng và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân ở các khu công khu công nghiệp, khu chế xuất tỉnh Đồng Nai và miền Đông Nam Bộ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tham mưu đề xuất với Đảng và Nhà nước tiếp tục ban hành cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững, bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần cho công nhân và người lao động ngày một tốt hơn./.
Báo cáo cập nhật kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương  (04/10/2017)
Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Người học trò xuất sắc, kế thừa và thực hiện gương mẫu tư tưởng trọng dân, thân dân của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (04/10/2017)
Việt Nam chia sẻ những kinh nghiệm trong xử lý bất bình đẳng xã hội  (04/10/2017)
Hội nghị Trung ương 6 Khóa XII bàn và quyết định nhiều vấn đề quan trọng  (04/10/2017)
Chính phủ đồng ý lùi thời gian thực hiện chương trình phổ thông mới  (04/10/2017)
PVN thực hiện tiết kiệm hơn 2.600 tỷ đồng  (04/10/2017)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay