Thủ tướng Chính phủ: Tổ quốc cần những tấm huy chương và hơn thế
Tham dự buổi lễ diễn ra tối 03-12 tại Hà Nội còn có đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương, lãnh đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường đại học, các trường THPT có học sinh đoạt giải; các thầy giáo, cô giáo tham gia hướng dẫn, tổ chức đoàn học sinh dự các kỳ thi quốc tế và 40 học sinh đoạt giải Olympic quốc tế và học sinh xuất sắc kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016.
Đằng sau những vinh quang… là bao khó nhọc, hy sinh
Phát biểu tại buổi lễ, Thủ tướng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến các thầy cô giáo, những người đã dày công vun đắp biết bao tài năng trẻ làm rạng danh trí tuệ Việt Nam trên các trường thi khu vực và quốc tế.
“Hôm nay, tuy không có tấm huy chương nào dành riêng cho các bậc phụ huynh, nhưng có lẽ sẽ không có niềm vui, niềm tự hào nào hơn những giây phút như giây phút ngày hôm nay. Không có phần thưởng nào lớn hơn niềm tin son sắt vào tương lai, tôi hiểu rằng đằng sau những tấm huy chương, những thành tích xuất sắc, những bằng khen của các con các cháu là biết bao công lao khó nhọc, những hy sinh thầm lặng của những bậc làm cha, làm mẹ, làm ông, làm bà”, Thủ tướng bày tỏ.
Thủ tướng cũng ghi nhận, đánh giá cao ngành giáo dục trong công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, huấn luyện, góp phần nâng cao thành tích cho đội tuyển quốc gia Việt Nam tại các kỳ thi Olympic quốc tế và tổ chức thành công kỳ thi THPT Quốc gia năm 2016 phù hợp với yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết 29 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI.
Thủ tướng cho rằng, thành quả của các em học sinh hôm nay là niềm tự hào chung của cả nước. Đặc biệt đây là năm đầu tiên cả 5 đoàn thi Olympic quốc tế đều đoạt huy chương vàng. Đội tuyển Olympic Vật lí quốc tế đã đạt kết quả vượt bậc với 2 Huy chương Vàng, 2 Huy chương Bạc.
Đáng biểu dương nhất là em Đinh Thị Hương Thảo hai năm liền đoạt Huy chương Vàng Olympic Vật lí quốc tế, được nhận giải “Nữ sinh châu Á đạt kết quả cao nhất”, nữ sinh duy nhất của kỳ thi đoạt Huy chương Vàng. Thủ tướng bày tỏ vui mừng vì có nhiều học sinh đạt điểm xuất sắc trong kỳ thi trung học quốc gia năm 2016.
“Tôi thực sự khâm phục nghị lực của các em, khi biết nhiều em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, nhưng đã vươn lên đạt thành tích học tập xuất sắc, đem lại niềm tự hào cho bản thân, gia đình, dòng tộc, thầy cô, bạn bè và trên cả là đất nước chúng ta”, Thủ tướng nói.
Đưa đất nước lên đài vinh quang
Thủ tướng cho rằng, những gì các em đạt được hôm nay là sự kế thừa tinh thần hiếu học, không ngừng vươn lên chinh phục đỉnh cao tri thức, của rất nhiều thế hệ Việt Nam, trong đó có nhiều bậc tiền nhân đã làm rạng danh đất nước bằng trí tuệ, bản lĩnh và sự trung thành tuyệt đối với dân tộc, với cội nguồn, với Tổ quốc như Nguyễn Hiền, Mạc Đĩnh Chi, Lê Quý Đôn… Năm 1974, ngay lần đầu tiên học sinh Việt Nam tham dự một kỳ Olympic quốc tế, chúng ta đã đoạt Huy chương Vàng môn Toán. Trải qua 42 năm, chúng ta đã liên tục giành huy chương.
Thủ tướng cho rằng, đất nước đang bước vào kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, một trong những yêu cầu tiên quyết đặt ra là sự sẵn sàng về chất xám, về nguồn nhân lực đạt trình độ sánh ngang với các cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong.
Để bảo đảm sẵn sàng chiến lược này, ngoài cố gắng của từng cá nhân, thế hệ trẻ Việt Nam, ngành giáo dục phải đổi mới toàn diện về lượng lẫn về chất, không những đào tạo kiến thức, chuyên môn mà phải thực sự mang tinh thần kiến tạo phát triển. Hệ thống giáo dục các trường đại học phải là những mô hình tiên tiến về quản trị và tổ chức, về con người, chất lượng, mục tiêu, phương pháp giảng dạy, môi trường văn hóa và năng lực hội nhập quốc tế. Có như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng về tương lai có những nhà kỹ nghệ, nhà khoa học, nhà văn hóa, doanh nhân như Bill Gates, Thomas Edison, Jack Ma… ở Việt Nam.
Nhân dịp này, Thủ tướng cũng kể về câu chuyện của anh Phạm Kim Hùng, người từng đoạt Huy chương Vàng Olympic quốc tế môn toán. Tốt nghiệp Đại học Stanford, Phạm Kim Hùng quyết định không ở lại Mỹ mà về Việt Nam khởi nghiệp. “Các em hãy đọc bài này trên Internet, hãy lắng nghe lời khuyên của người thầy Đại học Stanford dành cho anh Hùng như dành cho chính các em mai sau. Thầy giáo ấy nói không cần em làm điều gì, hãy sống một cuộc sống ý nghĩa, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội từ những điều em học được ở đây”, Thủ tướng chia sẻ và cũng nhắn gửi rằng Tổ quốc không chỉ cần những tấm huy chương của các em hôm nay mà hơn thế nữa, chính các em là những người thuộc thế hệ sẽ đưa Việt Nam bước lên đài vinh quang trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4./.
Phó Chủ tịch Quốc hội tiếp đoàn học sinh xuất sắc nhất năm 2016  (03/12/2016)
Bồ Đào Nha muốn tăng đầu tư vào hạ tầng kinh tế biển Việt Nam  (03/12/2016)
Giao chiến ác liệt, Aleppo trở thành chiến trường quyết định ở Syria  (03/12/2016)
Bảo đảm tuyệt đối an ninh, an toàn từng chuyến bay  (03/12/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên