Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm thăm chính thức CHLB Ðức
17:07, ngày 17-09-2010
Nhận lời mời của Chính phủ CHLB Ðức, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã thăm chính thức CHLB Ðức từ ngày 13 đến 15-9. Trong các cuộc hội đàm, tiếp xúc, hai bên đã thông báo cho nhau tình hình mỗi nước, thảo luận và thống nhất những phương hướng và biện pháp chủ yếu thúc đẩy hợp tác hai nước, đồng thời trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Các lãnh đạo CHLB Ðức đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhất là trong phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế; cho rằng, Việt Nam đã trở thành nền kinh tế mới nổi quan trọng hàng đầu khu vực, có vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế. Phía Ðức hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm Ðức của Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm đúng vào dịp hai nước kỷ niệm 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và đang phối hợp tổ chức sự kiện "Năm Việt Nam tại Ðức" và "Năm Ðức tại Việt Nam". Hai bên đánh giá cao sự phát triển mạnh mẽ của quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ðức trong thời gian qua, đặc biệt kể từ chuyến thăm chính thức CHLB Ðức của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tháng 3-2008. Nhằm tạo xung lực thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực, hai bên nhất trí tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, kể cả cấp cao nhất trong năm 2011.
Hai bên bày tỏ hài lòng trước sự phát triển khá nhanh và bền vững của hợp tác kinh tế - thương mại - đầu tư. Ðức hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong EU (kim ngạch đạt gần bốn tỷ USD năm 2009). Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Ðức đầu tư, kinh doanh hiệu quả, lâu dài và ổn định tại Việt Nam; qua Việt Nam đi vào thị trường khu vực Ðông - Nam Á. Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp Ðức cảm ơn Việt Nam đã ủng hộ và tạo điều kiện cho Ðức thực hiện một số dự án năng lượng và hạ tầng cơ sở quan trọng tại Việt Nam, điển hình là dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 tại TP Hồ Chí Minh; coi đây là biểu hiện sinh động nhất chứng tỏ Việt Nam thật sự coi trọng quan hệ hợp tác với Ðức; mong muốn các doanh nghiệp Ðức sẽ tiếp tục được tham gia vào các dự án đầu tư hạ tầng cơ sở trọng điểm của Việt Nam theo mô hình Hợp tác công - tư trong thời gian tới.
Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cảm ơn Chính phủ và nhân dân Ðức đã dành cho Việt Nam nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) quan trọng liên tục trong thời gian qua, nhất là việc tiếp tục tăng ODA cho Việt Nam trong những năm gần đây, mặc dù Ðức gặp nhiều khó khăn kinh tế; khẳng định nguồn ODA của Ðức được sử dụng hiệu quả trong các lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam như xóa đói, giảm nghèo, y tế, bảo vệ môi trường, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề, góp phần tích cực vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Phía Ðức khẳng định sẽ tiếp tục ưu tiên cung cấp ODA cho Việt Nam trong thời gian tới.
Hai bên khẳng định giáo dục - đào tạo là lĩnh vực hợp tác ưu tiên, cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới. Phía Ðức hoan nghênh và đánh giá cao việc Trường đại học Việt - Ðức đã đi vào hoạt động tại TP Hồ Chí Minh, coi đây là dự án có ý nghĩa rất quan trọng đối với quan hệ hai nước và khẳng định lại sự ủng hộ mạnh mẽ của Chính phủ liên bang cũng như chính quyền bang He-xen đối với dự án Trường đại học Việt - Ðức. Phía Ðức cũng cảm ơn Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thành lập Trường phổ thông quốc tế Ðức tại TP Hồ Chí Minh. Hai bên cũng sẽ phối hợp chặt chẽ nhằm mở rộng chương trình dạy thí điểm tiếng Ðức trong hệ thống trường phổ thông cơ sở tại Việt Nam, cũng như triển khai dự án Ðức giúp Việt Nam xây dựng một trung tâm đào tạo nghề quy mô lớn tại miền bắc.
Hai bên cho rằng gần 100 nghìn người ở Việt Nam từng học tập, làm việc tại Ðức và khoảng 130 nghìn người Việt sinh sống tại Ðức là tài sản quý báu, cầu nối hữu nghị quan trọng, góp phần tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước. Lãnh đạo Ðức đánh giá cao cộng đồng người Việt tại Ðức hội nhập tốt và đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nước Ðức; đánh giá cao học sinh người Việt tại Ðức học rất giỏi, tỷ lệ đỗ vào trường chuyên và vào đại học cao hàng đầu trong số các cộng đồng người nước ngoài tại Ðức.
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác trên các diễn đàn quốc tế, nhất là tại LHQ, ASEM, ASEAN - EU. Ðức cam kết hỗ trợ Việt Nam tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện với EU; Việt Nam ủng hộ Ðức tăng cường hợp tác với ASEAN, nhất là trên cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm đã cảm ơn sự đón tiếp trọng thị, chân thành và nồng hậu của phía Ðức dành cho Ðoàn Việt Nam; mời Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Ðức sang thăm chính thức Việt Nam trong thời gian tới. Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Ðức đã vui vẻ nhận lời. Thời gian cụ thể chuyến thăm sẽ được thu xếp qua đường ngoại giao./.
Hội thảo nhân Ngày quốc tế bảo vệ tầng ô-dôn  (17/09/2010)
Xuất khẩu hơn năm triệu tấn gạo  (17/09/2010)
Đồng chí Đào Tấn Lộc tái đắc cử Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên  (17/09/2010)
Đồng chí Trần Quốc Huy đã được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Đắk Nông  (17/09/2010)
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc đối với ông Trần Long Nhiên  (17/09/2010)
Bầu thành viên mới Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang  (17/09/2010)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên