Lào công bố các nội dung thảo luận tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29
15:44, ngày 02-09-2016
Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, nước chủ nhà Lào đã hoàn tất mọi công tác chuẩn bị và sẵn sàng cho việc tổ chức Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29 và các hội nghị cấp cao liên quan sẽ chính thức diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8-9 tới tại Trung tâm Hội nghị quốc gia ở thủ đô Vientiane.
Theo thông tin từ Ban Tổ chức, trong thời gian diễn ra các hội nghị, ngoài hai Hội nghị Cấp cao 28-29 của ASEAN, còn có một số hội nghị cấp cao liên quan gồm Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc lần thứ 19; Hội nghị cấp cao ASEAN - Nhật Bản lần thứ 19; Hội nghị cấp cao ASEAN - Hàn Quốc lần thứ 18; Hội nghị cấp cao ASEAN+3 lần thứ 19; Hội nghị cấp cao ASEAN - Australia lần thứ 2; Hội nghị cấp cao ASEAN - Liên hợp quốc lần thứ 8; Hội nghị cấp cao ASEAN - Ấn Độ lần thứ 14; Hội nghị cấp cao ASEAN - Mỹ lần thứ 4; Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 11; Hội nghị cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 8.
Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 -29 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức vào ngày 6-9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Lào. Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith sẽ tham dự lễ khai mạc và đọc diễn văn tại buổi lễ.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 sẽ thảo luận cách thức để thắt chặt hơn nữa quan hệ của Cộng đồng ASEAN, như việc triển khai tầm nhìn ASEAN 2025 và đường hướng tương lai.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 29 sẽ thảo luận về quan hệ đối ngoại của ASEAN; trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và thế giới mà các bên cùng quan tâm.
Tại các hội nghị cấp cao giữa ASEAN với các nước đối tác, các bên sẽ đánh giá lại quan hệ hợp tác trong thời gian qua và trao đổi đường hướng hợp tác trong thời gian tới.
Ngoài ra, lãnh đạo ASEAN cùng các nước đối tác cũng sẽ thảo luận về những vấn đề khu vực và quốc tế mà các bên cùng quan tâm.
Tại cuộc họp ASEAN+3 gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lần thứ 19 và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 11 gồm 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Mỹ và Nga), lãnh đạo các nước sẽ cùng nhau đánh giá lại tình hình hợp tác giữa các bên trong thời gian qua; vạch ra đường hướng hợp tác trong tương lai và thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Trước khi diễn ra các Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao ASEAN, từ ngày 3 đến ngày 5-9 tại thủ đô Vientiane cũng diễn ra Hội nghị Ủy ban các đại diện thường trực ASEAN; Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN; Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 14; Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 18.
Theo thông tin từ nước chủ nhà, Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29 và các Hội nghị liên quan dự kiến sẽ thông qua nhiều văn kiện trong đó có Tuyên bố Vientiane về Chuyển đổi từ việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức hướng tới thúc đẩy việc làm bền vững tại ASEAN; Tuyên bố Vientiane về tăng cường hợp tác di sản văn hóa trong ASEAN; Tuyên bố ASEAN về Một ASEAN Một phản ứng chung: Phản ứng chung của ASEAN trước thảm họa trong và ngoài khu vực…/.
Lễ khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 -29 và các hội nghị liên quan sẽ được tổ chức vào ngày 6-9 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Lào. Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith sẽ tham dự lễ khai mạc và đọc diễn văn tại buổi lễ.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 28 sẽ thảo luận cách thức để thắt chặt hơn nữa quan hệ của Cộng đồng ASEAN, như việc triển khai tầm nhìn ASEAN 2025 và đường hướng tương lai.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 29 sẽ thảo luận về quan hệ đối ngoại của ASEAN; trao đổi quan điểm về tình hình khu vực và thế giới mà các bên cùng quan tâm.
Tại các hội nghị cấp cao giữa ASEAN với các nước đối tác, các bên sẽ đánh giá lại quan hệ hợp tác trong thời gian qua và trao đổi đường hướng hợp tác trong thời gian tới.
Ngoài ra, lãnh đạo ASEAN cùng các nước đối tác cũng sẽ thảo luận về những vấn đề khu vực và quốc tế mà các bên cùng quan tâm.
Tại cuộc họp ASEAN+3 gồm Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lần thứ 19 và Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 11 gồm 10 nước ASEAN và 8 nước đối tác (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, New Zealand, Hàn Quốc, Mỹ và Nga), lãnh đạo các nước sẽ cùng nhau đánh giá lại tình hình hợp tác giữa các bên trong thời gian qua; vạch ra đường hướng hợp tác trong tương lai và thảo luận về tình hình khu vực và quốc tế cùng quan tâm.
Trước khi diễn ra các Hội nghị Cấp cao ASEAN và các hội nghị cấp cao ASEAN, từ ngày 3 đến ngày 5-9 tại thủ đô Vientiane cũng diễn ra Hội nghị Ủy ban các đại diện thường trực ASEAN; Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN; Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN lần thứ 14; Hội nghị Hội đồng điều phối ASEAN lần thứ 18.
Theo thông tin từ nước chủ nhà, Hội nghị Cấp cao ASEAN 28-29 và các Hội nghị liên quan dự kiến sẽ thông qua nhiều văn kiện trong đó có Tuyên bố Vientiane về Chuyển đổi từ việc làm phi chính thức sang việc làm chính thức hướng tới thúc đẩy việc làm bền vững tại ASEAN; Tuyên bố Vientiane về tăng cường hợp tác di sản văn hóa trong ASEAN; Tuyên bố ASEAN về Một ASEAN Một phản ứng chung: Phản ứng chung của ASEAN trước thảm họa trong và ngoài khu vực…/.
Quan hệ chiến lược Ấn Độ - ASEAN - Việt Nam hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tầm nhìn đến năm 2030  (02/09/2016)
Sao Độc lập: Tái hiện, ngợi ca cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta suốt 71 năm  (02/09/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 22-8 đến 28-8-2016)  (02/09/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ 22-8 đến 28-8-2016)  (02/09/2016)
Thủ tướng yêu cầu bố trí nhân sự Phó Giám đốc Sở đúng quy định  (01/09/2016)
Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc tổ chức kỷ niệm Quốc khánh  (01/09/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên