Đà Nẵng sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 08-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương
22:00, ngày 01-09-2016
TCCSĐT - Sáng 01-9-2016, tại Đà Nẵng, Thành ủy Đà Nẵng tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) “Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực phẩm trong tình hình mới”.
Qua 5 năm thực hiện Chỉ thị số 08-CT/TW, nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị- xã hội cũng như đa số nhà quản lý, người sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn về vấn đề an toàn thực phẩm không ngừng được nâng lên và có những chuyển biến tích cực. Việc phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể liên quan trong công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng chặt chẽ. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm từ thành phố đến cơ sở ngày càng phát huy hiệu quả.
Việc chấp hành các quy định trong vận chuyển, giết mổ tập trung, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật và quản lý, sử dụng thuốc thú ý có chuyển biến tích cực. Công tác giám sát ô nhiễm sinh học và dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm chăn nuôi và kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thực phẩm, nông sản được quan tâm triển khai…
Đến nay, Thành phố đã quy hoạch, xây dựng 8 cơ sở giết mổ tập trung và quy hoạch một số vùng sản xuất rau an toàn; tổ chức triển khai thực hiện kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, sản xuất thủy hải sản.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống như rượu, bia, nước giải khát, sữa; sản phẩm đóng gói như bánh mứt, kẹo có quy mô công nghiệp luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm. Hiện đã có 271/398 cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống, sản phẩm đóng gói như bánh mứt, kẹo, các chợ, siêu thị…và 2.897/2.836 cơ sở dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, trường học, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất… đã được Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm luôn được Thành phố tăng cường. Đến nay, các ngành chức năng đã tiến hành 36.304 lượt thanh tra, kiểm tra các cơ sở, trung bình mỗi năm tiến hành 7.237,6 lượt thanh tra, kiểm tra; kết quả phát hiện 2.038 cơ sở vi phạm (chiếm 5,61%), phạt tiền 4,47 tỷ đồng…
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng 5 năm qua, trên địa bàn vẫn xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với 163 người bị ngộ độc, không có người tử vong, trung bình tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm là 3,26 người/100.000 dân/năm.
Hội nghị xác định 5 nhóm nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung trong thời gian tới, gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; rà soát mạng lưới có liên quan đến công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn; tiếp tục kiện toàn, bổ sung xây dựng hệ thống bộ máy quản lý và trực tiếp làm công tác an toàn thực phẩm các cấp đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về an toàn thực phẩm; quan tâm làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện xử lý các vi phạm./.
Việc chấp hành các quy định trong vận chuyển, giết mổ tập trung, buôn bán, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật và quản lý, sử dụng thuốc thú ý có chuyển biến tích cực. Công tác giám sát ô nhiễm sinh học và dư lượng các chất độc hại trong sản phẩm chăn nuôi và kiểm soát chất lượng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất thực phẩm, nông sản được quan tâm triển khai…
Đến nay, Thành phố đã quy hoạch, xây dựng 8 cơ sở giết mổ tập trung và quy hoạch một số vùng sản xuất rau an toàn; tổ chức triển khai thực hiện kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm trong tất cả các công đoạn đánh bắt, nuôi trồng, chế biến, sản xuất thủy hải sản.
Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống như rượu, bia, nước giải khát, sữa; sản phẩm đóng gói như bánh mứt, kẹo có quy mô công nghiệp luôn tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm. Hiện đã có 271/398 cơ sở sản xuất, kinh doanh đồ uống, sản phẩm đóng gói như bánh mứt, kẹo, các chợ, siêu thị…và 2.897/2.836 cơ sở dịch vụ ăn uống tại các nhà hàng, khách sạn, bếp ăn tập thể, trường học, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất… đã được Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Công tác kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm luôn được Thành phố tăng cường. Đến nay, các ngành chức năng đã tiến hành 36.304 lượt thanh tra, kiểm tra các cơ sở, trung bình mỗi năm tiến hành 7.237,6 lượt thanh tra, kiểm tra; kết quả phát hiện 2.038 cơ sở vi phạm (chiếm 5,61%), phạt tiền 4,47 tỷ đồng…
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng 5 năm qua, trên địa bàn vẫn xảy ra 13 vụ ngộ độc thực phẩm với 163 người bị ngộ độc, không có người tử vong, trung bình tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm là 3,26 người/100.000 dân/năm.
Hội nghị xác định 5 nhóm nhiệm vụ chủ yếu cần tập trung trong thời gian tới, gồm: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo; rà soát mạng lưới có liên quan đến công tác an toàn thực phẩm trên địa bàn; tiếp tục kiện toàn, bổ sung xây dựng hệ thống bộ máy quản lý và trực tiếp làm công tác an toàn thực phẩm các cấp đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội về an toàn thực phẩm; quan tâm làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện xử lý các vi phạm./.
Gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai  (01/09/2016)
Gánh nặng trách nhiệm trước lịch sử và tương lai  (01/09/2016)
Thủ tướng chủ trì tiệc chiêu đãi quốc tế nhân dịp Quốc khánh  (01/09/2016)
Điện mừng Quốc khánh Kyrgystan  (31/08/2016)
Việt Nam mong UNDP tiếp tục hỗ trợ vốn ưu đãi phát triển  (31/08/2016)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên