Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới sẽ mạnh lên thành bão
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, chiều 15-8, vùng áp thấp đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới.
Hồi 2 giờ ngày 16-8, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 21,8 độ vĩ Bắc; 115,2 độ kinh Đông, trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất ở vùng gần áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7, giật cấp 9-10.
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 10 km và có khả năng mạnh lên thành bão.
Đến 1 giờ ngày 17-8, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, cách bán đảo Lôi Châu (Trung Quốc) khoảng 290km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, giật cấp 10-11.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới qua Bắc Bộ, từ ngày 16-8 đến 19-8 ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa lớn trên diện rộng, lượng mưa phổ biến từ 150-300mm, có nơi trên 350mm.
Để chủ đối phó với diễn biến của áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và mưa lũ, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn đã có Công điện số 18, ngày 16-8, đề nghị Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh và các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; các Bộ: Quốc phòng, Giao thông Vận tải, Ngoại giao, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Thông tấn xã Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Hệ thống Đài Thông tin Duyên Hải chỉ đạo triển khai thực hiện một số nội dung cụ thể.
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Hà Tĩnh theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão; thông báo cho chủ các phương tiện tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết để chủ động phòng tránh, hoặc thoát ra khỏi, không đi vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 24 giờ tới được xác định là Bắc Vĩ tuyến 20 (vùng nguy hiểm sẽ được điều chỉnh tùy theo diễn biến của áp thấp nhiệt đới/bão).
Các địa phương kiểm đếm, quản lý chặt chẽ việc ra khơi của tàu thuyền; giữ thông tin liên lạc thường xuyên với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.
Các tỉnh miền núi, trung du Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình mưa lũ, thông tin kịp thời đến các cấp chính quyền và người dân, nhất là tại các vùng sâu, vùng xa để chủ động các biện pháp phòng tránh; tổ chức kiểm tra, rà soát tại những khu vực có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, sẵn sàng triển khai các phương án ứng phó đảm bảo an toàn về người và tài sản.
Các đơn vị, địa phương chỉ đạo kiểm tra an toàn đập; vận hành cửa van; xả nước đón lũ để bảo đảm an toàn đập và vùng hạ lưu hồ chứa, đặc biệt là các hồ chứa đã đầy hoặc gần đầy nước; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để kịp thời ứng cứu khi có tình huống xấu xảy ra.
Các đơn vị, địa phương tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn./.
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 08 đến ngày 14-8-2016)  (16/08/2016)
Khảo sát tìm giải pháp cho hàng trăm nghìn sinh viên thất nghiệp  (16/08/2016)
Khai mạc Chương trình giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản 2016  (16/08/2016)
Kỷ niệm 69 năm ngày Độc lập nước Cộng hòa Ấn Độ tại Hà Nội  (16/08/2016)
Xuất - nhập khẩu 7 tháng đầu năm và triển vọng 5 tháng cuối năm 2016  (16/08/2016)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay