Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam diễn biến tích cực
Thống kê từ Cục này cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 7, đạt 14,7 tỷ USD, còn nhập khẩu đạt 14,6 tỷ USD. Do đó, riêng tháng 7, cả nước xuất siêu khoảng 100 triệu USD.
Như vậy, tính chung từ đầu năm đến nay tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước đạt 193 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu ước đạt 96,8 tỷ USD, tăng 5,3%; nhập khẩu đạt 95 tỷ USD, giảm 0,9% so với cùng kỳ năm 2015. Tính chung 7 tháng cả nước đã xuất siêu 1,8 tỷ USD.
Cũng theo Cục Xuất Nhập khẩu, xét về thị trường, trong 7 tháng qua, Việt Nam tiếp tục xuất khẩu chủ yếu sang các thị trường như Hoa Kỳ với 21,3 tỷ USD, tiếp đến là EU và Trung Quốc... Ở chiều ngược lại, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Nhật Bản... Và, dù nhập siêu của khu vực trong nước vẫn cao, nhưng xuất khẩu của khu vực này trong 7 tháng tăng 2,4%, cho thấy sản xuất của khu vực trong nước đã có sự phục hồi.
Đánh giá từ phía Bộ Công Thương cho thấy, năm 2016 là năm hoàn tất ký kết các hiệp định thương mại tự do mới, đặc biệt là Hiệp định TPP và Hiệp định Việt Nam-EU sẽ mở ra những cơ hội xuất khẩu mới cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Do đó, Bộ Công Thương sẽ sát cánh cùng doanh nghiệp giải quyết nhanh những khó khăn cho doanh nghiệp như thành lập đường dây nóng và giao cho Cục Xuất Nhập khẩu xử lý các vướng mắc cho doanh nghiệp xuất khẩu thông qua đường dây nóng này.
Ngoài ra, Bộ Công Thương sẽ tiến hành thực hiện đơn giản hoá thủ tục hành chính, ban hành nhiều văn bản về hướng dẫn các cơ hội, thách thức từ các FTA cho doanh nghiệp… Những vấn đề ngoài thẩm quyền của Bộ Công Thương sẽ được tập hợp và chuyển đến các bộ, ngành liên quan, thực hiện tham mưu cho Chính phủ để tháo gỡ ngay khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu nhằm đảm bảo chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu năm 2016, góp phần thực hiện tốt các chỉ tiêu kinh tế, xã hội của cả nước.
Bên cạnh đó, năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch 5 năm kinh tế-xã hội 2016-2020, Chính phủ và các bộ, ngành đã có nhiều quyết tâm và nỗ lực trong công tác cải thiện môi trường kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính, các giải pháp nhằm nâng cao năng suất chất lượng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Năm 2016 cũng là năm hoàn tất ký kết các Hiệp định Thương mại tự do FTA mới, đặc biệt là các Hiệp định TPP và Hiệp định FTA Việt Nam-EU hứa hẹn mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của Việt Nam và có tác động tích cực và quan trọng đối với tăng trưởng xuất khẩu./.
Trưởng Ban Tổ chức Trung ương làm việc tại tỉnh Bình Định  (31/07/2016)
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam hội kiến Phó Tổng thống Myanmar  (31/07/2016)
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ thảo luận nhiều vấn đề nóng  (31/07/2016)
Kết nối không gian du lịch giữa Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam  (31/07/2016)
Hành trình Đỏ tiếp nhận vượt chỉ tiêu hơn 20.000 đơn vị máu  (31/07/2016)
Thông hầm đường bộ qua Đèo Cả  (31/07/2016)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam