Phát động Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người
Đây là lần đầu tiên Việt Nam lấy ngày 30-7 hằng năm là Ngày toàn dân phòng chống mua bán người.
Ngày 10-5-2016 vừa qua, Thủ tướng ban hành Quyết định số 793/QĐ-TTg lấy ngày 30-7 hàng năm là “Ngày toàn dân phòng, chống mua bán người” với mục tiêu là huy động mọi nguồn lực, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng ngừa, ngăn chặn, tiến tới đẩy lùi tội phạm mua bán người trên phạm vi toàn quốc.
Việt Nam đang có nhiều nỗ lực đáng kể trong cuộc chiến chống loại tội phạm buôn bán người. Cụ thể, Luật phòng chống mua bán người đã được ban hành và có hiệu lực từ năm 2012.
Năm 2015, Việt Nam ký Công ước ASEAN về Phòng chống buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn Nghị định thư Palermo về phòng ngừa, trấn áp và trừng trị buôn bán người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em.
Phát biểu tại lễ phát động, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết đây là một sự kiện đặc biệt đánh dấu năm đầu tiên Chính phủ chọn ngày 30-7 là Ngày toàn dân phòng chống mua bán người, nhằm thu hút sự quan tâm của toàn xã hội.
Lễ phát động có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm mua bán người trên toàn quốc.
Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hà cho biết Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã và sẽ phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, đoàn thể trong hoạt động phòng, chống mua bán người.
Năm năm qua, Hội Liên hiệp phụ nữ các cấp đã tổ chức tuyên truyền cho hơn 14,1 triệu lượt người về nội dung phòng chống buôn bán người dưới nhiều hình thức phong phú như thi tìm hiểu pháp luật, đối thoại chính sách, tư vấn lưu động... Nhiều chị em bị lừa bán trở về địa phương được quan tâm giúp đỡ đã xóa bỏ mặc cảm, vươn lên trong cuộc sống.
Theo Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, việc lựa chọn tỉnh Lào Cai là nơi tổ chức lễ phát động lần đầu tiên có ý nghĩa hết sức to lớn vì đây là địa phương có tình hình phức tạp về mua bán người giai đoạn 2011-2015; qua đó nhằm tuyên truyền rộng rãi đến các cấp, các ngành, các tổ chức, đoàn thể và nhân dân về công tác phòng, chống mua bán người tại tỉnh Lào Cai nói riêng và tạo sự lan tỏa trên phạm vi toàn quốc nói chung.
Những năm gần đây, tình hình hoạt động tội phạm mua bán người trên thế giới, trong khu vực và tại Việt Nam diễn biến hết sức phức tạp và có xu hướng gia tăng.
Ở Việt Nam, tội phạm mua bán người xảy ra trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, không chỉ mua bán phụ nữ, trẻ em, mà còn mua bán đàn ông, mua bán bào thai, trẻ sơ sinh, nội tạng, đẻ thuê... Trung bình mỗi năm tại Việt Nam phát hiện khoảng 500 vụ phạm tội, liên quan đến hơn 700 đối tượng, lừa bán trên 1.000 nạn nhân.
Nhiều người đã trở thành nạn nhân của các động mại dâm, hôn nhân cưỡng ép, lao động bất hợp pháp ở nước ngoài.
Nạn mua bán người đang trở thành vấn đề phức tạp, không chỉ ảnh hưởng xấu đến đạo đức, nòi giống, lối sống, thuần phong, mỹ tục, pháp luật của Nhà nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh, trật tự của đất nước và là mối quan tâm, lo lắng, bức xúc của toàn xã hội.
Thiếu tướng Nguyễn Phong Hòa nhấn mạnh công tác phòng, chống mua bán người là nhiệm vụ lâu dài, hết sức khó khăn, phức tạp nhưng nếu chúng ta có nỗ lực, quyết tâm, nêu cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và sự chung tay vào cuộc của toàn xã hội, nhất định công tác phòng, chống mua bán người ở Việt Nam sẽ được ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi.
Trong công tác điều tra, lực lượng chức năng cần nắm chắc tình hình hoạt động tội phạm mua bán người và các đối tượng khác có liên quan tại các tuyến và địa bàn trọng điểm, đặc biệt ở các tuyến biên giới giữa Việt Nam với Trung Quốc, Lào và Campuchia.
Bên cạnh đó, lực lượng chức năng phối hợp chặt chẽ với Tòa án, Viện Kiểm sát và các bộ ngành đẩy mạnh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án mua bán người; lựa chọn vụ án điển hình để xét xử lưu động tại các địa phương trọng điểm nhằm răn đe tội phạm và đẩy mạnh phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc.
34 phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc trong vòng 6 tháng
Hiện nay hoạt động phạm tội của công dân Việt Nam tại địa bàn Trung Quốc vẫn diễn biến phức tạp, nhất là hoạt động tổ chức nhập cảnh trái phép, môi giới hôn nhân và buôn bán phụ nữ ngày càng gia tăng.
Ông Nguyễn Văn Thịnh, Tham tán chính trị, chuyên trách công tác cộng đồng, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, cho biết Trung Quốc là địa bàn rộng lớn nên công tác bảo hộ công dân gặp không ít khó khăn, điều kiện trực tiếp đến từng địa phương liên quan để phối hợp xử lý còn hạn chế. Kết quả xử lý phần lớn phụ thuộc vào nỗ lực từ phía cơ quan công an bạn, song có trường hợp không xử lý hoặc kéo dài thời gian xử lý bởi chính mối quan hệ giữa công an cơ sở và gia đình đương sự.
Theo thống kê chưa đầy đủ, trong năm 2015, có 54 phụ nữ là nạn nhân của hoạt động kết hôn bất hợp pháp và buôn người và 26 trường hợp được giải cứu.
Trong số 54 nạn nhân được công an địa phương, cơ quan chức năng của Việt Nam hoặc nạn nhân và người nhà nạn nhân thông báo cho Đại sứ quán, có 24 người là phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc như Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang bị lừa bán; 20 phụ nữ là người thuộc các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, chỉ một số ít là người các tỉnh khác. Điều này cho thấy hầu hết các nạn nhân là người có trình độ dân trí thấp, ít được tuyên truyền về rủi ro của nạn buôn người hoặc buôn người biến tướng qua môi giới hôn nhân, giúp tìm việc làm.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, số phụ nữ Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc là 34 người và lực lượng chức năng đã giải cứu được 18 trường hợp.
Theo ông Nguyễn Văn Thịnh, hoạt động phạm tội lừa đảo trong hôn nhân ngày càng tăng. Đối tượng phạm tội chủ yếu là phụ nữ.
Tuy hoạt động phạm tội buôn bán phụ nữ, trẻ em chưa có tính chất tổ chức cao, song đa số đối tượng phạm tội đều là phụ nữ Việt Nam cư trú ở Trung Quốc, trở về Việt Nam dụ dỗ phụ nữ sang Trung Quốc làm việc với lương cao nhưng thực chất là lừa sang bán cho người Trung Quốc.
Theo Tham tán Nguyễn Văn Thịnh, cần tuyên truyền rộng rãi để các phụ nữ, cô gái trẻ không mơ tưởng rằng lấy chồng nước ngoài, nhất là người Trung Quốc, sẽ có cuộc sống sung sướng; không nên cả tin nghe theo các đối tượng dụ dỗ. Nếu không may biết mình bị bán, nạn nhân cần tìm cách biết rõ địa chỉ cụ thể bằng tiếng Trung Quốc, số chứng minh thư của người mua mình làm vợ để thông báo với Đại sứ quán.
Các cấp chính quyền từ xã, huyện, tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền thủ đoạn của bọn buôn người, thực trạng cuộc sống của nạn nhân ở nước ngoài, đồng thời các cơ quan quản lý biên giới cần tăng cường kiểm soát, kiểm tra, đặc biệt đối với những đối tượng nghi vấn là các cô gái trẻ phía Nam khi xin giấy thông hành xuất cảnh sang Trung Quốc./.
Châu Âu: Ngày càng khó kiểm soát khủng bố  (31/07/2016)
Cuba yêu cầu Mỹ bồi thường hơn 300 tỷ USD vì cấm vận kinh tế  (31/07/2016)
Khả năng EU dỡ bỏ trừng phạt đối với một bộ phận của nền kinh tế Nga  (31/07/2016)
Tổng thống Obama muốn Quốc hội Mỹ thông qua TPP trong năm nay  (31/07/2016)
Tổng thống Obama muốn Quốc hội Mỹ thông qua TPP trong năm nay  (31/07/2016)
Văn bản chỉ đạo, điều hành mới của Chính phủ về tiền lương và nộp thuế  (31/07/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển