Vụ xả súng kinh hoàng ở Munich
08:33, ngày 24-07-2016
TCCSĐT - Khoảng 17h30 tối (giờ địa phương), 22-7-2016, tại nhà hàng McDonald's đối diện trung tâm mua sắm OEZ ở Munich đã diễn ra vụ xả súng làm 10 người chết bao gồm cả đối tượng thực hiện vụ tấn công khủng bố và hơn 10 người bị thương.
Diễn biến vụ việc
Dẫn lời nhân chứng và nguồn tin cảnh sát địa phương cho hay, có ít nhất 3 kẻ có vũ trang tham gia vào các vụ xả súng cả bên trong trung tâm mua sắm Olympia và các đường phố lân cận. Một nhân chứng cho biết, những kẻ mang vũ trang đã đi vào trung tâm mua sắm, xả súng vào bất kỳ ai. Ít nhất một trong số những tay súng này sau đó đã ra khỏi trung tâm và đi về phía ga tàu, thực hiện vụ xả súng ở đây. Hiện ga tàu ở Munich cũng đã được sơ tán.
Theo các nhân chứng cho biết thủ phạm dường như đã giấu súng ngắn trong toilet ở quán ăn nhanh từ trước đó. Sau khi nổ súng trong quán ăn nhanh này, đối tượng đã tiếp tục chạy sang trung tâm mua sắm OEZ và xả súng ở đó. Theo đài phát thanh địa phương, đa số những nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng đều là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14-21. Ngoài ra, còn có nhiều người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó 3 người bị thương nặng.
Ngay lập tức, Hội đồng an ninh liên bang Đức được tổ chức họp khẩn dưới sự chủ trì của Thủ tướng Angela Merkel để bàn về tình hình ở Munich sau vụ sả súng ngày hôm trước. Cảnh sát Đức ngày 23-7 đã tiến hành lục soát căn hộ tại quận Maxvorstadt ở thành phố Munich thuộc bang Bayern của Đức, là nơi ở của đối tượng gây ra vụ xả súng tại trung tâm mua sắm Olympia đêm 22-7. Cảnh sát Munich bước đầu xác nhận thủ phạm là 1 thanh niên 18 tuổi, người Đức gốc Iran, sinh ra và lớn lên ở Munich, hiện vẫn là một học sinh ở thành phố này. Tuy nhiên, người này có vấn đề về tâm lý, bị trầm cảm và luôn tìm hiểu các thông tin về những hành động cuồng sát.
Các nhà điều tra cũng tìm thấy dấu hiệu cho thấy người này phải điều trị y tế do bị trầm cảm. Cảnh sát trưởng thành phố Munich, ông Hubertus Andrae đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết thủ phạm mới 18 tuổi này bị ám ảnh với những cuốn sách và bài báo viết về các vụ giết người hàng loạt "liên quan tới những kẻ điên loạn". Theo ông Andrae, vụ xả súng tại Munich có "điểm liên quan rõ ràng" với vụ tấn công kép ở Na Uy đúng 5 năm trước do Anders Breivik - hung thủ "máu lạnh" có quan điểm cực hữu gây ra làm ít nhất 77 thiệt mạng. Ông Andrae cho rằng hung thủ trong vụ xả súng ở Munich đã nghiên cứu về các vụ bạo lực, sở hữu nhiều tài liệu liên quan tới các vụ tấn công bạo lực từng xảy ra và tìm hiểu về vụ tấn công của đối tượng Breivik.
Trên Facebook, đối tượng cho biết sẽ "thết đãi" tất cả các bạn "những món ăn không đắt tiền." Khám xét nơi ở của hung thủ, các nhà điều tra không thấy có bằng chứng người này có liên hệ với nhóm khủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hung thủ đã tự bắn vào đầu trong quá trình bị lực lượng an ninh truy bắt. Người này còn mang theo một ba lô chứa 300 viên đạn bên trong. Cảnh sát đã phong tỏa cả tòa nhà, lục soát căn hộ trên và mang đi nhiều thùng chứa đồ dùng của thủ phạm. Đây là căn hộ nơi thủ phạm sinh sống cùng với bố mình và hiện ông này cũng đã bi tạm giam ở sở cảnh sát Munich chờ thẩm vấn.
Cùng ngày, giới chức bang Bayern dưới sự chủ trì của Thủ hiến bang Horst Seehofer cũng họp khẩn bàn về vụ tấn công. Trong khi đó, tại Berlin, chính quyền thành phố cũng tiến hành xem xét vụ việc ở Munich và những tác động cụ thể tới tình hình an ninh ở thủ đô, theo đó triển khai các biện pháp đối phó cần thiết. Tổng công đoàn cảnh sát Đức (GdP) cũng yêu cầu tăng cường sự hiện diện của lực lượng an ninh tại những khu vực quan trọng hoặc tập trung đông người trên toàn nước Đức.
Các nước sát cánh với Đức trong cuộc chiến chống khủng bố
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được báo cáo về vụ xả súng nói trên. Phát biểu trong một cuộc họp với giới chức thực thi pháp luật, ông Obama tuyên bố Đức là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ và nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ tất cả những gì cần thiết để nước Đức giải quyết tình huống hiện nay. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo đang làm việc với giới chức Đức nhằm xác định có công dân nào của Mỹ bị ảnh hưởng trong vụ xả súng ở Munich hay không.
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 23-7 tuyên bố vụ xả súng tại một trung tâm thương mại đông người ở thành phố Munich (Đức) là "hành động khủng bố ghê tởm" nhằm gây ra sự lo sợ tại Đức sau khi nước Pháp cũng vừa xảy ra vụ khủng bố bằng xe tải ở Nice làm 84 người thiệt mạng. Trong một tuyên bố, Tổng thống Hollande khẳng định nước đồng minh Đức sẽ chống lại khủng bố và Pháp sẽ hợp tác với Đức trong cuộc chiến này. Tổng thống Pháp cũng cho biết ông sẽ có cuộc điện thoại trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào sáng 23-7.
Cùng lên án vụ xả súng tại Đức, Ngoại trưởng Canada Stéphane Dion đã ra tuyên bố lên án vụ tấn công này. Ngoại trưởng Dion nhấn mạnh người dân Canada vô cùng đau buồn trước những sự việc bi thảm như thế này, đặc biệt khi một số trẻ em là nạn nhân. Ông Dion cũng nhắc lại tuyên bố trước đó của Thủ tướng Justin Trudeau nhấn mạnh Canada sẽ sát cánh với người dân Đức trong hoàn cảnh khó khăn này.
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 23-7 tuyên bố vụ xả súng tại một trung tâm thương mại đông người ở thành phố Munich (Đức) là "hành động khủng bố ghê tởm" nhằm gây ra sự lo sợ tại Đức sau khi nước Pháp cũng vừa xảy ra vụ khủng bố bằng xe tải ở Nice làm 84 người thiệt mạng. Trong một tuyên bố, Tổng thống Hollande khẳng định nước đồng minh Đức sẽ chống lại khủng bố và Pháp sẽ hợp tác với Đức trong cuộc chiến này. Tổng thống Pháp cũng cho biết ông sẽ có cuộc điện thoại trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào sáng 23-7.
Cùng lên án vụ xả súng tại Đức, Ngoại trưởng Canada Stéphane Dion đã ra tuyên bố lên án vụ tấn công này. Ngoại trưởng Dion nhấn mạnh người dân Canada vô cùng đau buồn trước những sự việc bi thảm như thế này, đặc biệt khi một số trẻ em là nạn nhân. Ông Dion cũng nhắc lại tuyên bố trước đó của Thủ tướng Justin Trudeau nhấn mạnh Canada sẽ sát cánh với người dân Đức trong hoàn cảnh khó khăn này.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tấn công bằng súng tại thành phố Munich (Đức) khiến nhiều người bị thương vong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã yêu cầu cơ quan ngoại giao Việt Nam có biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam gặp khó khăn. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại Đức làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để tìm hiểu về tình hình công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây cũng như đề nghị các cơ quan đại diện sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ những công dân gặp khó khăn.
Theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, hiện chưa có thông tin người Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công này. Đại sứ quán đang tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Đức nhằm cập nhật những thông tin liên quan đến tình hình công dân Việt Nam gặp khó khăn, có các biện pháp hỗ trợ công dân kịp thời./.
Dẫn lời nhân chứng và nguồn tin cảnh sát địa phương cho hay, có ít nhất 3 kẻ có vũ trang tham gia vào các vụ xả súng cả bên trong trung tâm mua sắm Olympia và các đường phố lân cận. Một nhân chứng cho biết, những kẻ mang vũ trang đã đi vào trung tâm mua sắm, xả súng vào bất kỳ ai. Ít nhất một trong số những tay súng này sau đó đã ra khỏi trung tâm và đi về phía ga tàu, thực hiện vụ xả súng ở đây. Hiện ga tàu ở Munich cũng đã được sơ tán.
Theo các nhân chứng cho biết thủ phạm dường như đã giấu súng ngắn trong toilet ở quán ăn nhanh từ trước đó. Sau khi nổ súng trong quán ăn nhanh này, đối tượng đã tiếp tục chạy sang trung tâm mua sắm OEZ và xả súng ở đó. Theo đài phát thanh địa phương, đa số những nạn nhân thiệt mạng trong vụ xả súng đều là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 14-21. Ngoài ra, còn có nhiều người bị thương đang được điều trị tại bệnh viện, trong đó 3 người bị thương nặng.
Ngay lập tức, Hội đồng an ninh liên bang Đức được tổ chức họp khẩn dưới sự chủ trì của Thủ tướng Angela Merkel để bàn về tình hình ở Munich sau vụ sả súng ngày hôm trước. Cảnh sát Đức ngày 23-7 đã tiến hành lục soát căn hộ tại quận Maxvorstadt ở thành phố Munich thuộc bang Bayern của Đức, là nơi ở của đối tượng gây ra vụ xả súng tại trung tâm mua sắm Olympia đêm 22-7. Cảnh sát Munich bước đầu xác nhận thủ phạm là 1 thanh niên 18 tuổi, người Đức gốc Iran, sinh ra và lớn lên ở Munich, hiện vẫn là một học sinh ở thành phố này. Tuy nhiên, người này có vấn đề về tâm lý, bị trầm cảm và luôn tìm hiểu các thông tin về những hành động cuồng sát.
Các nhà điều tra cũng tìm thấy dấu hiệu cho thấy người này phải điều trị y tế do bị trầm cảm. Cảnh sát trưởng thành phố Munich, ông Hubertus Andrae đã xác nhận thông tin trên, đồng thời cho biết thủ phạm mới 18 tuổi này bị ám ảnh với những cuốn sách và bài báo viết về các vụ giết người hàng loạt "liên quan tới những kẻ điên loạn". Theo ông Andrae, vụ xả súng tại Munich có "điểm liên quan rõ ràng" với vụ tấn công kép ở Na Uy đúng 5 năm trước do Anders Breivik - hung thủ "máu lạnh" có quan điểm cực hữu gây ra làm ít nhất 77 thiệt mạng. Ông Andrae cho rằng hung thủ trong vụ xả súng ở Munich đã nghiên cứu về các vụ bạo lực, sở hữu nhiều tài liệu liên quan tới các vụ tấn công bạo lực từng xảy ra và tìm hiểu về vụ tấn công của đối tượng Breivik.
Ngày 22-7-2011, Breivik đã gây ra vụ nổ bom tại khu nhà chính phủ ở thủ đô Oslo (Na Uy) làm 8 người thiệt mạng, sau đó lại xả súng điên cuồng tại một trại hè thanh niên trên đảo Utoeya, làm 69 người thiệt mạng và hơn 150 người bị thương. Hai vụ tấn công đã gây chấn động đất nước Na Uy khi đó và đối tượng Breivik sau đó đã bị kết án tù giam. Cùng ngày, Cơ quan công tố Đức cũng tuyên bố vụ xả súng trên không phải là hành động tấn công khủng bố, kẻ tấn công từng bị trầm cảm và phải điều trị bệnh tâm thần. Các công tố viên Munich cũng đã loại trừ khả năng vụ tấn công này mang động cơ chính trị. |
Trên Facebook, đối tượng cho biết sẽ "thết đãi" tất cả các bạn "những món ăn không đắt tiền." Khám xét nơi ở của hung thủ, các nhà điều tra không thấy có bằng chứng người này có liên hệ với nhóm khủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Hung thủ đã tự bắn vào đầu trong quá trình bị lực lượng an ninh truy bắt. Người này còn mang theo một ba lô chứa 300 viên đạn bên trong. Cảnh sát đã phong tỏa cả tòa nhà, lục soát căn hộ trên và mang đi nhiều thùng chứa đồ dùng của thủ phạm. Đây là căn hộ nơi thủ phạm sinh sống cùng với bố mình và hiện ông này cũng đã bi tạm giam ở sở cảnh sát Munich chờ thẩm vấn.
Cùng ngày, giới chức bang Bayern dưới sự chủ trì của Thủ hiến bang Horst Seehofer cũng họp khẩn bàn về vụ tấn công. Trong khi đó, tại Berlin, chính quyền thành phố cũng tiến hành xem xét vụ việc ở Munich và những tác động cụ thể tới tình hình an ninh ở thủ đô, theo đó triển khai các biện pháp đối phó cần thiết. Tổng công đoàn cảnh sát Đức (GdP) cũng yêu cầu tăng cường sự hiện diện của lực lượng an ninh tại những khu vực quan trọng hoặc tập trung đông người trên toàn nước Đức.
Các nước sát cánh với Đức trong cuộc chiến chống khủng bố
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã được báo cáo về vụ xả súng nói trên. Phát biểu trong một cuộc họp với giới chức thực thi pháp luật, ông Obama tuyên bố Đức là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mỹ và nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ tất cả những gì cần thiết để nước Đức giải quyết tình huống hiện nay. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng thông báo đang làm việc với giới chức Đức nhằm xác định có công dân nào của Mỹ bị ảnh hưởng trong vụ xả súng ở Munich hay không.
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 23-7 tuyên bố vụ xả súng tại một trung tâm thương mại đông người ở thành phố Munich (Đức) là "hành động khủng bố ghê tởm" nhằm gây ra sự lo sợ tại Đức sau khi nước Pháp cũng vừa xảy ra vụ khủng bố bằng xe tải ở Nice làm 84 người thiệt mạng. Trong một tuyên bố, Tổng thống Hollande khẳng định nước đồng minh Đức sẽ chống lại khủng bố và Pháp sẽ hợp tác với Đức trong cuộc chiến này. Tổng thống Pháp cũng cho biết ông sẽ có cuộc điện thoại trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào sáng 23-7.
Cùng lên án vụ xả súng tại Đức, Ngoại trưởng Canada Stéphane Dion đã ra tuyên bố lên án vụ tấn công này. Ngoại trưởng Dion nhấn mạnh người dân Canada vô cùng đau buồn trước những sự việc bi thảm như thế này, đặc biệt khi một số trẻ em là nạn nhân. Ông Dion cũng nhắc lại tuyên bố trước đó của Thủ tướng Justin Trudeau nhấn mạnh Canada sẽ sát cánh với người dân Đức trong hoàn cảnh khó khăn này.
Tổng thống Pháp Francois Hollande ngày 23-7 tuyên bố vụ xả súng tại một trung tâm thương mại đông người ở thành phố Munich (Đức) là "hành động khủng bố ghê tởm" nhằm gây ra sự lo sợ tại Đức sau khi nước Pháp cũng vừa xảy ra vụ khủng bố bằng xe tải ở Nice làm 84 người thiệt mạng. Trong một tuyên bố, Tổng thống Hollande khẳng định nước đồng minh Đức sẽ chống lại khủng bố và Pháp sẽ hợp tác với Đức trong cuộc chiến này. Tổng thống Pháp cũng cho biết ông sẽ có cuộc điện thoại trao đổi với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào sáng 23-7.
Cùng lên án vụ xả súng tại Đức, Ngoại trưởng Canada Stéphane Dion đã ra tuyên bố lên án vụ tấn công này. Ngoại trưởng Dion nhấn mạnh người dân Canada vô cùng đau buồn trước những sự việc bi thảm như thế này, đặc biệt khi một số trẻ em là nạn nhân. Ông Dion cũng nhắc lại tuyên bố trước đó của Thủ tướng Justin Trudeau nhấn mạnh Canada sẽ sát cánh với người dân Đức trong hoàn cảnh khó khăn này.
Ngay sau khi nhận được thông tin về vụ tấn công bằng súng tại thành phố Munich (Đức) khiến nhiều người bị thương vong, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã yêu cầu cơ quan ngoại giao Việt Nam có biện pháp bảo hộ công dân Việt Nam gặp khó khăn. Cụ thể, Phó Thủ tướng yêu cầu các cơ quan đại diện Việt Nam tại Đức làm việc với các cơ quan chức năng sở tại để tìm hiểu về tình hình công dân Việt Nam đang sinh sống, học tập và làm việc tại đây cũng như đề nghị các cơ quan đại diện sẵn sàng có các biện pháp hỗ trợ những công dân gặp khó khăn.
Theo thông tin mới nhất từ Đại sứ quán Việt Nam tại Đức, hiện chưa có thông tin người Việt Nam gặp nạn trong vụ tấn công này. Đại sứ quán đang tiếp tục giữ liên lạc chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Đức nhằm cập nhật những thông tin liên quan đến tình hình công dân Việt Nam gặp khó khăn, có các biện pháp hỗ trợ công dân kịp thời./.
Tuần tới, Quốc hội sẽ hoàn tất công tác bầu nhân sự Nhà nước cấp cao  (23/07/2016)
Tổng Cục Thủy sản: Chưa thể công bố 800 sản phẩm “kiểm nghiệm khống”  (23/07/2016)
ASEAN cần đoàn kết, nhất trí trong nhiều chương trình chính trị, ngoại giao đối với tình hình biển Đông  (23/07/2016)
ECB: Brexit phủ mây đen lên triển vọng kinh tế Eurozone  (23/07/2016)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 tại Trung Quốc  (23/07/2016)
Việt Nam sẽ tham gia chủ động và có trách nhiệm vào AMM-49  (23/07/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển