Phát huy vai trò nòng cốt để khu vực kinh tế hợp tác phát triển
Với tinh thần: “Đoàn kết-Đổi mới-Hội nhập-Phát triển bền vững”, Đại hội Đại biểu toàn quốc Liên minh hợp tác xã Việt Nam lần thứ V đã khai mạc sáng 19-7, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô, Hà Nội.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân phát biểu tại Lễ khai mạc Đại hội
Phát biểu tại Đại hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, phù hợp với xu thế hiện nay, để tạo nên sức cạnh tranh mới, phát triển bền vững khu vực hợp tác xã cần tổ chức lại, liên kết các hộ sản xuất cá thể hình thành các hợp tác xã, tổ hợp tác.
Trên cơ sở đó, vay vốn, áp dụng cây con, giống mới, tiến bộ khoa học công nghệ và tự tổ chức tiêu thụ sản phẩm, liên kết với các doanh nghiệp để có năng suất, chất lượng cao, chi phí thấp và tiêu thụ sản phẩm có định hướng. Đó chính là giải pháp tất yếu nhân loại đã trải qua hơn 100 năm qua.
Cùng với đó, nhằm đạt được các mục tiêu Đại hội đề ra, cần nghiên cứu để đánh giá, phân tích, đề ra các giải pháp để kinh tế hợp tác Việt Nam phát triển vừa phù hợp với kinh tế hợp tác của nhân loại, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế của Việt Nam.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cũng đề nghị Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phải tổ chức nhiều hơn những chương trình tuyên tuyền sâu rộng trong cả nước về Luật Hợp tác xã năm 2012, về vai trò tích cực của hợp tác xã kiểu mới để nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể, chăm lo đầu ra sản phẩm của các thành viên hợp tác xã.
Đồng thời, Liên minh hợp tác xã cần tích cực giới thiệu sâu rộng các điển hình hợp tác xã kiểu mới trong các lĩnh vực như nông nghiệp, giao thông vận tải, tiểu thủ nông nghiệp... để nông dân tự tin, chủ động liên kết hình thành các hợp tác xã kiểu mới, tổ hợp tác tự lo cho mình và phát huy tốt nhất việc hỗ trợ Nhà nước...
Ngoài ra, Liên minh hợp tác xã cũng cần triển khai quyết liệt các hoạt động tư vấn, huấn luyện cho lực lượng lãnh đạo các hợp tác xã, tổ hợp tác hiện nay, cũng như Ban Giám đốc tương lai của các hợp tác xã, tổ trưởng tổ hợp tác tương lai có trình độ quản lý tương thích với đòi hỏi phát triển kinh tế hợp tác trong điều kiện hiện nay. Đây là điều kiện đầu tiên, quan trọng nhất để các hợp tác xã giải quyết 4 vấn đề cơ bản đang gặp khó khăn là: tiêu thụ sản phẩm, đất đai, vốn và công nghệ.
Cũng theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và Liên minh hợp tác xã các tỉnh, thành cần phối hợp khẩn trương với ngành tài chính và sự hỗ trợ của Chính phủ để hình thành các dịch vụ kiểm toán chi phí thấp cho tất cả các hợp tác xã trong cả nước, chủ động triển khai các chương trình hỗ trợ kết nối các hợp tác xã, tổ hợp tác với các doanh nghiệp để cung cấp đầu vào với chi phí thấp, chất lượng cao và tiêu thụ sản phẩm ổn định, hiệu quả cho các hợp tác xã, tổ hợp tác.
Cuối cùng là cần phối hợp với các bộ, ngành và Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố triển khai đồng bộ, quyết liệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình hợp tác xã kiểu mới tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2016-2020”.
Báo cáo tại Đại hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên minh hợp tác xã Việt Nam Nguyễn Đắc Thắng cho biết 5 năm qua, có 5.000 hợp tác xã thành lập mới, cùng với 150.000 tổ hợp tác, hoạt động trên các lĩnh vực, đóng góp vào GDP khoảng 5%. Tốc độ tăng trưởng của khu vực hợp tác xã đạt khoảng 3% trong các năm 2012 đến 2014.
Cùng với đó, đã xuất hiện một số mô hình hợp tác xã kiểu mới gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa. Nhiều hợp tác xã đã mở rộng sản xuất, phát triển kinh doanh dịch vụ tổng hợp; đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh; mở rộng liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế khác để cung ứng vật tư, thực hiện các dịch vụ đầu vào cho thành viên.
Điển hình như hợp tác xã Bò sữa EverGrowth (Sóc Trăng) với trên 2.720 thành viên, doanh thu 154 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 16,5 tỷ đồng, thu nhập của xã viên 7 triệu đồng/tháng.
Đặc biệt, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh (Saigoncoop) với 82 siêu thị, gần 300 điểm bán lẻ trải khắp 40 tỉnh, thành phố trong cả nước, doanh thu năm 2015 đạt trên 1 tỷ USD, nộp ngân sách hàng nghìn tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 10.000 lao động trong chuỗi siêu thị mang nhãn hiệu Co.opmart.
Theo ông Nguyễn Đắc Thắng, bên cạnh những kết quả đạt được và các mục tiêu do Đại hội IV Liên minh Hợp tác xã Việt Nam đề ra khu vực kinh tế hợp tác, hợp tác xã còn những hạn chế. Đó là còn trên 50% hợp tác xã ra đời trước Luật Hợp tác xã năm 2012 chưa chuyển đổi sang hợp tác xã kiểu mới; các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Hợp tác xã năm 2012 và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với hợp tác xã ban hành chậm, thiếu đồng bộ; hệ thống tổ chức bộ máy, lãnh đạo và quản lý Nhà nước về kinh tế hợp tác từ Trung ương đến địa phương còn chưa nhất quán.
Bên cạnh đó, vai trò và vị thế của Liên minh Hợp tác xã các chưa đáp ứng yêu cầu, chưa đủ các điều kiện để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được giao cũng như những khó khăn khi hội nhập...
Ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam khẳng định: Trong nhiệm kỳ tới, Liên minh Hợp tác xã định hướng phát triển hợp tác xã kiểu mới gắn với xây dựng chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa, ưu tiên phát triển hợp tác xã sản xuất vật chất và hợp tác xã bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho thành viên, hợp tác xã dịch vụ công.
Ông Võ Kim Cự, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phát biểu khai mạc Đại hội |
Cùng với đó, Liên minh Hợp tác xã cũng sẽ tập trung phát triển kinh tế hợp tác, nòng cốt là hợp tác xã gắn liên kết với các thành phần kinh tế khác; với xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững và tái cơ cấu nền nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, tăng nhanh hàm lượng giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Ngoài ra, phấn đấu đến năm 2020, có khoảng 250.000 tổ hợp tác; trong đó 5% tổ hợp tác phát triển thành hợp tác xã. Tỷ lệ cán bộ quản lý hợp tác xã có trình độ đại học đạt 40% và trình độ trung cấp đạt 50-55%. Thu nhập bình quân của các thành viên, người lao động trong các hợp tác xã tăng gấp đôi so với năm 2015.
Ban chấp hành Đại hội nhiệm kỳ lần thứ V (2016-2020) đã ra mắt với 142 người. Ông Võ Kim Cự tiếp tục giữ chức Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam./.
Thủ tướng Slovakia: Đà Nẵng đúng là thành phố du lịch tuyệt vời!  (19/07/2016)
Nhân sự cấp cao là một trọng tâm của Kỳ họp đầu tiên Quốc hội khóa XIV  (19/07/2016)
Khuyến khích doanh nghiệp Singapore tiếp tục đầu tư vào Việt Nam  (19/07/2016)
Trưởng Ban Kinh tế Nguyễn Văn Bình làm Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Bắc  (19/07/2016)
Đường dây nóng Bộ Y tế: Chỉ 1% số cuộc gọi biểu dương nhân viên ngành  (19/07/2016)
Đoàn chuyên gia y tế hùng hậu của Australia sang Việt Nam dự hội thảo  (19/07/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển