Việt Nam khẳng định phát triển bền vững, bảo đảm quyền con người
Ngày 12 và ngày 13-7-2016, Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã tổ chức Phiên thảo luận chuyên đề về quyền con người.
Đây là phiên thứ ba và là phiên cuối cùng (hai phiên thảo luận trước về các Mục tiêu Phát triển bền vững và hòa bình, an ninh diễn ra lần lượt trong tháng Tư và tháng Năm năm nay) trong chuỗi thảo luận chuyên đề theo sáng kiến của Chủ tịch Đại Hội đồng nhằm làm sâu sắc mối quan hệ giữa ba trụ cột của Liên hợp quốc là hòa bình, an ninh, phát triển và quyền con người; và thúc đẩy các cam kết, hành động mới để thực hiện các mục tiêu, trụ cột này.
Phiên thảo luận diễn ra trong bối cảnh kỷ niệm 50 năm Công ước Quyền Kinh tế, Văn hóa, Xã hội (CESCR) và Công ước Quyền Dân sự, Chính trị (CCPR) và 30 năm Tuyên bố Quyền Phát triển.
Phát biểu tại Phiên thảo luận, Đại sứ Nguyễn Phương Nga, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh các nước có trách nhiệm hàng đầu trong thúc đẩy và bảo đảm quyền con người; Liên hợp quốc đóng vai trò trung tâm thúc đẩy hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực này, nhấn mạnh Hội đồng Nhân quyền (HRC), với cơ chế báo cáo kiểm điểm định kỳ (UPR), đã phát huy vai trò tăng cường hợp tác và đối thoại về quyền con người giữa các nước.
Trưởng Phái đoàn Việt Nam nêu rõ nhân quyền, hòa bình, ổn định và phát triển có mối quan hệ mật thiết và không thể tách rời: hòa bình, ổn định và phát triển tạo nên nền tảng vững chắc cho việc thụ hưởng đầy đủ các quyền con người; trong khi đó, việc thúc đẩy và bảo đảm nhân quyền là thiết yếu để củng cố hòa bình ổn định và thực hiện phát triển bền vững.
Chương trình Nghị sự Phát triển Bền vững 2030 đã lồng ghép những nội dung quan trọng của quyền con người, trong đó có quyền phát triển, xóa bất bình đẳng, quan tâm tới các nhóm dễ bị tổn thương. Việc thực hiện Chương trình nghị sự này sẽ góp phần giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bất ổn và xung đột.
Đại sứ Nguyễn Phương Nga khẳng định Việt Nam luôn nỗ lực để bảo đảm hòa bình, ổn định, thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người và đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Với tư cách thành viên có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền và Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc, Việt Nam sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các nước, các đối tác trong việc thúc đẩy và bảo đảm quyền con người trên phạm vi toàn cầu và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững./.
Bước đột phá mới trong quan hệ hợp tác Nga - Việt Nam  (14/07/2016)
Triển khai kế hoạch phối hợp giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm  (13/07/2016)
Thủ tướng Romania thăm Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long  (13/07/2016)
Thủ tướng Cộng hòa Slovakia sắp sang thăm chính thức Việt Nam  (13/07/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Mông Cổ  (13/07/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên