Khai mạc Phiên họp thứ 50 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Phiên họp thứ 50 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII diễn ra trong hai ngày, từ 11 và 12-7, nếu không có gì đột xuất đây là phiên họp cuối cùng của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. Để chuẩn bị những công việc cần thiết cho kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV sẽ khai mạc vào ngày 20-7, Phiên họp thứ 50 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gồm các nội dung sau:
Các đại biểu cho ý kiến về về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV; cho ý kiến về báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và những biện pháp cho 6 tháng cuối năm; cho ý kiến về dự kiến chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2017, dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2017 và dự kiến điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016.
Cùng với đó, các đại biểu cho ý kiến về cơ cấu, tổ chức và thành viên của Chính phủ nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV; về dự thảo nghị định của Chính phủ quy định một số cơ chế đặc thù về đầu tư, tài chính, ngân sách và phân cấp quản lý đối với thành phố Đà Nẵng và cho ý kiến về việc chuyển kênh Truyền hình Quốc hội từ Đài Tiếng nói Việt Nam về Văn phòng Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều hành phần mở đầu phiên họp sáng 11-7. Bộ trưởng Bộ kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Trí Dũng đã trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Tiếp theo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đã trình bày Báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016; Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày báo cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về tình hình triển khai thực hiện nhiệm vụ ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các biện pháp thực hiện nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016.
Tại phiên họp buổi sáng, các đại biểu đã cơ bản nhất trí với Báo cáo của Chính phủ; cho rằng 6 tháng đầu năm Chính phủ đã có chỉ đạo điều hành quyết liệt đối với những vấn đề cụ thể, kịp thời thực hiện các giải pháp để tháo gỡ những vấn đề nổi cộm, từ đó có sự lan tỏa tới các địa phương, bộ, ngành.
Thảo luận về Báo cáo của Chính phủ, các đại biểu đã tập trung đánh giá về tốc độ tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2016 đạt ở mức 5,52%, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước (6,32%) nhưng cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ 3 năm trước đó. Tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt thấp nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm tăng trưởng của khu vực nông nghiệp và công nghiệp khai khoáng. Đặc biệt tăng trưởng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm 0,18%.
Theo báo cáo của Chính phủ, sự giảm sút của hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp làm cho tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm giảm 0,8 điểm phần trăm so với mức tăng cùng kỳ năm trước chủ yếu là do thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, ô nhiễm môi trường biển; giá dầu giảm nên Chính phủ đã chỉ đạo chủ động giảm sản lượng khai thác dầu.
Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, bên cạnh những kết quả đạt được, trong bối cảnh tình hình hiện nay, dự báo 6 tháng cuối năm sẽ còn những khó khăn và thách thức, nếu các cấp, ngành không phấn đấu, nỗ lực và có sự chỉ đạo kiên quyết, sát sao, tập trung khắc phục các khó khăn sẽ khó đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được Quốc hội đề ra là 6,7%.
Cũng tại phiên họp sáng 11-7, các đại biểu tập trung thảo luận về các giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng 6 tháng cuối năm; trong đó nhấn mạnh đến triển khai các chính sách ưu đãi đối với gia đình người có công; chia sẻ khó khăn với người dân sau sự cố về thiên tai hạn hán, chính sách ổn định đời sống người dân, khôi phục sản xuất tại vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố môi trường các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế,.../.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-7-2016  (11/07/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-7-2016)  (11/07/2016)
Yêu cầu rà soát thực hiện dự án đầu tư xây dựng cầu Hạc Trì  (10/07/2016)
Bộ trưởng Thương mại G20 thúc đẩy tăng trưởng thương mại  (10/07/2016)
Bế mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam-Lào năm 2016  (10/07/2016)
Thư chúc mừng Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Philippines  (10/07/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay