Du lịch Việt Nam tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm 2016
TCCSĐT - Ngày 01-7-2016, tại Hà Nội, Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã công bố tình hình phát triển du lịch Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2016 với những con số ấn tượng.
Tham dự buổi họp báo có đồng chí Nguyễn Văn Tuấn, Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), đại điện Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tập đoàn FLC cùng các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương.
Trong 6 tháng đầu năm 2016, hoạt động du lịch trên cả nước diễn ra sôi nổi. Các chỉ tiêu về lượng khách du lịch quốc tế, nội địa và tổng thu từ khách du lịch đều tăng trưởng cao. Nhiều sự kiện chính trị trọng đại của đất nước đã được tổ chức thành công, ngành du lịch tiếp tục nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp của các bộ, ban, ngành, địa phương, sự quan tâm của toàn xã hội. Song, ngành du lịch cũng phải đối mặt với không ít thách thức đặt ra, những bất lợi từ sự cố môi trường biển nghiêm trọng tại 4 tỉnh miền Trung, biến đổi khí hậu gây hạn hán tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, các vụ tai nạn…
Đánh giá về tình hình du lịch 6 tháng đầu năm 2016, đồng chí Nguyễn Văn Tuấn khẳng định, ngành du lịch đã có nhiều nỗ lực trong việc tổ chức triển khai nhiều hoạt động và thực hiện nhiều nhiệm vụ, như xây dựng Luật Du lịch (sửa đổi); tiếp tục triển khai các nội dung của Nghị quyết 92/NQ-CP về giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới, Đề án Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam, Đề án Chiến lược phát triển thương hiệu du lịch Việt Nam…; đánh giá tác hại và xây dựng kế hoạch ứng phó của ngành du lịch trước ảnh hưởng của sự cố cá chết hàng loạt; chủ trì, phối hợp tham gia nhiều hội chợ du lịch ở nước ngoài như Travex 2016, ITB Berlin, MITT, GES, TTM plus; phối hợp tổ chức thành công Hội chợ du lịch quốc tế VITM Hà Nội, Festival Huế 2016; tích cực triển khai Năm Du lịch quốc gia 2016; tăng cường công tác quản lý nhà nước, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh lữ hành và cơ sở lưu trú tại các địa bàn du lịch trọng điểm; đẩy mạnh triển khai công tác quy hoạch, hợp tác quốc tế về du lịch theo kế hoạch. Nhiều địa phương trên cả nước đã tổ chức thành công các hội nghị xúc tiến, thu hút đầu tư du lịch, tạo hiệu ứng tích cực, thu hút được nhiều tập đoàn lớn, có tiềm năng, thế mạnh như Tập đoàn VinaCapital và Tập đoàn Gold Yield Enterprises đầu tư dự án nghỉ dưỡng Nam Hội An (Quảng Nam) trị giá 4 tỷ USD, Tập đoàn FLC khai trương FLC Vĩnh Thịnh resort (Vĩnh Phúc) với tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng và khởi công FLC Hạ Long với mức đầu tư 3.400 tỷ đồng, khánh thành giai đoạn 1 dự án FLC tại Quy Nhơn (Bình Định) với tổng mức đầu tư trên 5.000 tỷ đồng…
Nhờ những nỗ lực của toàn ngành và sự phối hợp, liên kết phát triển du lịch giữa các địa phương nên trong 6 tháng qua, ngành du lịch đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận về lượng khách và tổng thu từ khách du lịch. Tổng số khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016 đạt 4.706.324 lượt khách (tăng 21,3% so với cùng kỳ năm 2015); khách du lịch nội địa ước đạt 32,4 triệu lượt khách, trong đó, khách lưu trú đạt 15,8 triệu lượt; tổng thu từ khách du lịch đạt 200.339 tỷ đồng (tăng 22,1% so với cùng kỳ năm 2015). Lượng khách đến từ khu vực Đông Bắc Á tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao, như Hồng Kông tăng 128,3%; Trung Quốc tăng 47,9%; Hàn Quốc tăng 34%; Đài Loan tăng 15,8%, Nhật Bản tăng 12,4%. Lượng khách ASEAN vẫn duy trì mức tăng trưởng trên hai con số. Đặc biệt, thị trường khách du lịch từ 5 nước Tây Âu mới được miễn thị thực nhập cảnh đều có tốc độ tăng trưởng ấn tượng, như I-ta-li-a tăng 30,1%; Đức tăng 17,1%; Anh tăng 24,6%, Tây Ban Nha tăng 22,7%, Pháp tăng 13,8%. Tổng lượng khách của 5 nước Tây Âu trong 6 tháng đầu năm 2016 tăng 62.029 lượt so với cùng kỳ năm 2015 (thời điểm chưa áp dụng chính sách miễn thị thực). Đây là đối tượng khách có thời gian lưu trú dài ngày, chi trả cao, góp phần hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động du lịch của các địa phương.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Tổng cục Du lịch cũng chỉ ra những hạn chế cần khắc phục của hoạt động du lịch thời gian qua, như khả năng ứng phó với diễn biến bất thường tại một số địa phương chưa cao; tai nạn liên quan đến khách du lịch có chiều hướng gia tăng; vẫn còn tình trạng kinh doanh lữ hành không đủ điều kiện, hướng dẫn viên không phép, chất lượng phục vụ của một số cơ sở lưu trú sau khi thẩm định, xếp hạng không được duy trì theo tiêu chuẩn… Điều này đặt ra vấn đề cần tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý, chính quyền địa phương các cấp trong quản lý và kiểm soát chất lượng dịch vụ, đặc biệt trong mùa du lịch cao điểm, hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế và loại hình du lịch mạo hiểm.
Để phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục khắc phục những hạn chế tồn tại trên, trong 6 tháng cuối năm 2016, Tổng cục Du lịch tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp phát triển du lịch đã đề ra, đồng thời xác định hoàn thành các nhiệm vụ trọng tâm là: Báo cáo Bộ Chính trị Đề án “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ mới”; trình dự thảo Luật Du lịch (sửa đổi); tổ chức hội nghị quốc tế về du lịch; tham gia các hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài và phối hợp tổ chức hội chợ du lịch quốc tế ITE HCMC 2016; chuẩn bị cho Năm Du lịch quốc gia 2017; hoàn thành các nội dung hoạt động theo kế hoạch và kết thúc Dự án Tăng cường năng lực du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên minh châu Âu tài trợ./.
Thành phố Hồ Chí Minh: Các cơ quan chức năng ngày càng bám sát cơ sở để phục vụ nhân dân  (30/06/2016)
Thủ tướng Lào gửi điện chia buồn về tai nạn Su-30MK2, CASA 212  (30/06/2016)
Các tỉnh thành tiếp tục bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021  (30/06/2016)
Các tỉnh thành tiếp tục bầu các chức danh của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nhiệm kỳ 2016 - 2021  (30/06/2016)
Không áp tư duy cũ vào văn bản hướng dẫn cải cách thủ tục hành chính  (30/06/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay