Trợ giúp pháp lý cho phạm nhân trước khi trở về cộng đồng
TCCSĐT - Ngày 29-6-2016, tại Hà Nội, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) và trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức hội thảo Trợ giúp pháp lý cho phạm nhân trước khi trở về cộng đồng, thảo luận kết quả của một dự án thí điểm cung cấp hỗ trợ pháp lý di động ở 5 trại cải tạo, dành cho phạm nhân sắp mãn hạn cải tạo.
Từ đầu năm 2016, UNDP và trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp thực hiện chương trình hỗ trợ pháp lý cho phạm nhân sắp mãn hạn tù. Các giảng viên và sinh viên trường luật đã phổ biến pháp luật, khảo sát nhu cầu và hỗ trợ pháp lý cho phạm nhân ở 5 cơ sở. Trung tâm tư vấn pháp luật của Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và các chuyên gia pháp luật của UNDP chia sẻ, phạm nhân chuẩn bị trở lại cộng đồng sau thời gian dài thụ án gặp nhiều khó khăn khác nhau, trong đó có nhiều vấn đề có thể giải quyết nếu được tiếp cận với các dịch vụ pháp lý.
Theo ông Scott Climent, Cố vấn chính sách về pháp quyền của UNDP, khó khăn về giấy chứng minh nhân dân, giải quyết hồ sơ lý lịch tư pháp, đăng ký hộ khẩu và các rắc rối gia đình là những vấn đề thường gặp. Một số phạm nhân đọc viết còn khó. Chương trình này được thiết kế để giúp phạm nhân tái hòa nhập xã hội thông qua trợ giúp thông tin pháp lý cơ bản do các sinh viên luật thực hiện với sự hỗ trợ của các giảng viên và luật sư.
Trước khi đến với các trại cải tạo, sinh viên Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh đã gửi phạm nhân bảng câu hỏi đánh giá nhu cầu pháp lý để bảo đảm công tác trợ giúp pháp lý hữu ích đối với phạm nhân. Sau đó, sinh viên cùng với các giảng viên và luật sư phân tích đánh giá nhu cầu và làm quen với các vấn đề pháp lý mà phạm nhân có thể nêu trong các phiên tư vấn. Tiếp theo, họ gặp và nói chuyện với hơn 600 phạm nhân ở các trại giam Long Hòa, Cây Cầy, Thanh Hóa (2 phân trại), Thủ Đức (Z30D). Những người phỏng vấn đã ghi chép và cung cấp thông tin tại các buổi tư vấn trực tiếp. Khi hết hạn cải tạo, các cựu phạm nhân có thể đến trung tâm tư vấn pháp lý để tiếp tục được trợ giúp. Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh cũng soạn thảo sổ tay gồm nhiều hình vẽ dễ hiểu và danh sách đầu mục dành cho phạm nhân, tập trung vào những thông tin pháp lý cơ bản mà họ cần có để tái hòa nhập. Các cuốn sổ tay này được phân phát cả trong và ngoài trại giam và tại các trung tâm tư vấn pháp lý. Đại học Luật đã phối hợp cẩn thận với các cơ quan chức năng để bảo đảm tuân thủ các quy định của trại giam.
Chương trình này đã thu hút sự quan tâm từ các cơ sở cải tạo khác và họ mong muốn kế thừa, phát huy thành công của chương trình. Trung tá Phạm Thị Minh Hải, Phó Giám thị trại giam Long Hòa (Long An) hoan nghênh sự trợ giúp pháp lý này. Tại hội thảo, bà cho biết, công việc của bà là tạo môi trường an toàn và an tâm cho phạm nhân. Và việc hợp tác với Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh sẽ rất hữu ích cho việc thực hiện cả hai nhiệm vụ này.
Ông Dương Hóa, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn pháp luật chia sẻ, điều quan trọng là phải liên hệ chặt chẽ với lãnh đạo trại cải tạo để có được thời gian thích hợp nhất cho việc tiến hành trợ giúp pháp lý. Dự án đã giúp các sinh viên luật có cơ hội áp dụng trên thực tế những kiến thức pháp luật mà họ đang học. Một sinh viên nói rằng, từ trước đến nay, em không biết bên trong trại giam là thế nào. Việc tham gia hoạt động này là cơ hội tốt cho em học hỏi những điều như thế và cũng là cơ hội cho em giúp phạm nhân có thêm kiến thức về luật.
Tại hội thảo, đại diện trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh và trại giam Long Hòa chia sẻ kết quả của chương trình và trả lời các câu hỏi của các đại biểu và báo chí. Đại diện Bộ Công an trình bày chính sách và quy định về phổ biến pháp luật và trợ giúp pháp lý cho phạm nhân./.
Bộ trưởng Công Thương làm Chủ tịch Phân ban hợp tác Việt Nam - Belarus  (29/06/2016)
Báo cáo Thủ tướng việc xử lý sai phạm tại 8B Lê Trực trước 30-6  (29/06/2016)
Thủ tướng tiếp Đại sứ Thụy Điển và Myanmar chào từ biệt  (29/06/2016)
"Việt Nam sẽ là quốc gia có dân số già điển hình trên thế giới"  (29/06/2016)
Liên hợp quốc bầu 5 thành viên không thường trực mới của Hội đồng Bảo an  (29/06/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay