Nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận Tổ quốc 6 tháng cuối năm
Ngày 27-6-2016, Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 9 (khóa VIII) Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã diễn ra tại thành phố Đà Nẵng.
Tại hội nghị, các đại biểu thảo luận và góp ý vào Dự thảo báo cáo đánh giá kết quả công tác Mặt trận sáu tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm công tác Mặt trận sáu tháng cuối năm; góp ý và thông qua Chương trình hành động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; bổ sung nội dung và góp ý để hoàn thiện Báo cáo của Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tình hình nhân dân và đất nước trong sáu tháng đầu năm.
Sau khi tiếp thu hoàn thiện, báo cáo sẽ được gửi đến các cơ quan Đảng, Nhà nước và kết hợp với báo cáo tập hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi tới Quốc hội khóa XIV tại kỳ họp thứ nhất vào cuối tháng 7. Hội nghị cũng thảo luận chuyên đề về phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chương trình đánh giá sự hài lòng của người dân đối với các dịch vụ hành chính công; chương trình giám sát việc cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan. Đây là các nội dung rất quan trọng và thiết thực trong công tác Mặt trận ở cơ sở, rất cần có sự tổng hợp đánh giá, rút kinh nghiệm để xác định các nội dung và cách thức triển khai trong thời gian tới.
Phát biểu tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, trong sáu tháng đầu năm, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vui mừng trước sự kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã thành công tốt đẹp, trong đó có vai trò đóng góp trực tiếp quan trọng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Theo đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, trong năm tháng đầu năm, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát; dự trữ ngoại tệ tăng khá; lãi suất cho vay có xu hướng giảm; tín dụng đối với nền kinh tế tăng; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định. Các lĩnh vực lao động, việc làm, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, các lĩnh vực xã hội khác được quan tâm chỉ đạo và đạt nhiều kết quả. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Hoạt động đối ngoại đạt nhiều kết quả quan trọng, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được đánh giá cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, tình hình kinh tế - xã hội trong sáu tháng đầu năm còn nhiều khó khăn, thách thức. Trong đó, kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc; tăng trưởng kinh tế chịu tác động tiêu cực bởi diễn biến bất lợi của thời tiết, biến đổi khí hậu và tác động của ô nhiễm môi trường biển; sản xuất nông nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn; sản xuất công nghiệp phục hồi chậm; số doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản tăng cao hơn cùng kỳ năm trước; tình trạng cháy rừng và chặt phá rừng vẫn gia tăng; đời sống nhân dân ở các vùng thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, vùng bị sự số môi trường biển còn gặp nhiều khó khăn; tình hình Biển Đông diễn biến phức tạp…Những khó khăn, thách thức của tình hình kinh tế - xã hội của đất nước và những diễn biến trong đời sống nhân dân sẽ gắn liền với những yêu cầu nhiệm vụ cụ thể của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp trong thời gian tới.
Đồng tình và đánh giá cao kết quả hoạt động của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thời gian qua, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai lưu ý, bước vào giai đoạn mới, yêu cầu của quá trình phát triển đất nước đòi hỏi công tác dân vận và công tác của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phải góp phần phát huy được sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đánh giá và dự báo được những diễn biến, thay đổi cơ cấu xã hội, tâm tư, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân để đề xuất chủ trương, giải pháp phù hợp; góp phần thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc, về quyền và lợi ích hợp pháp của tầng lớp nhân dân. Bên cạnh đó, việc tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong điều hành quản lý nhà nước sẽ nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các chủ trương, chính sách, pháp luật đã ban hành cũng như tăng hiệu quả cho công tác vận động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên.
Đồng chí Trương Thị Mai đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiệp thương, phối hợp thống nhất triển khai đồng bộ năm nhiệm vụ trọng tâm của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với việc thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218 - QĐ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội” và “Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Ðảng, xây dựng chính quyền”. Thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tiếp tục nghiên cứu, kiến nghị các cơ chế còn thiếu, chưa đồng bộ ảnh hưởng đến việc giám sát phản biện xã hội và góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền; đồng thời phối hợp đề xuất thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc; hoàn thiện và thực hiện có hiệu quả các cơ chế, chính sách phát huy vai trò của nhân dân trong quyết định những vấn đề của đất nước…
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, khắc phục xu hướng hành chính hóa trong tổ chức hoạt động, tập trung ở cơ sở, đa dạng hóa các hình thức tập hợp nhân dân phù hợp với trình độ dân trí và đặc điểm tình hình cụ thể của từng giai tầng xã hội văn hóa các vùng, miền. Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng trong việc thực hiện quy chế, chương trình phối hợp giữa Mặt trận, các tổ chức chính trị - xã hội với chính quyền, lực lượng vũ trang trong công tác dân vận; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động.
Cùng với đó, Mặt trận Tổ quốc xây dựng lực lượng cốt cán, tập hợp, đoàn kết các cá nhân tiêu biểu và vận động các tầng lớp nhân dân hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, đóng góp trí tuệ, tài năng cho lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích của mỗi nhà, mỗi người góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, củng cố vững chắc niềm tin của nhân dân đối với Đảng và mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân./.
Lãnh đạo Lào đánh giá cao hợp tác trong lĩnh vực dân tộc giữa hai nước  (27/06/2016)
Cần tổ chức hoạt động đánh bắt quy mô, tạo hiệu quả kinh tế cao hơn  (27/06/2016)
Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực: Tăng tính minh bạch, khả thi và hiệu quả phòng ngừa  (27/06/2016)
Bộ luật Hình sự 2015 sắp có hiệu lực: Tăng tính minh bạch, khả thi và hiệu quả phòng ngừa  (27/06/2016)
Đẩy mạnh hoạt động Đoàn từ cơ sở, hướng tới Đại hội Đoàn các cấp  (27/06/2016)
Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Thuận bầu các chức danh chủ chốt  (27/06/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay