Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc
22:43, ngày 11-06-2016
Sáng 11-6-2016, tại thành phố Vinh (Nghệ An), Ban chỉ đạo Tây Bắc phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam và tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị biểu dương phụ nữ các dân tộc làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc.
Tham dự hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; lãnh đạo Ban chỉ đạo Tây Bắc, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cùng đại diện lãnh đạo của 14 tỉnh vùng Tây Bắc và hai tỉnh Quảng Ninh, Hà Tĩnh.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định: Vùng Tây Bắc và hai tỉnh Quảng Ninh, Hà Tĩnh là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, một vùng biên cương phên dậu của Tổ quốc với gần 3.000km đường biên giới Việt - Trung và Việt - Lào. Đây là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa với hơn 30 thành phần các dân tộc anh em, trên 13 triệu dân; trong đó 63% là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Sau 30 năm đổi mới, vùng Tây Bắc đã có những bước chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng đổi mới. Tuy nhiên, vùng Tây Bắc vẫn còn rất nhiều khó khăn, với số huyện nghèo chiếm 70% và tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3 lần so với tỷ lệ bình quân chung cả nước; điều kiện sản xuất, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thuận lợi, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của nhiều địa phương trong vùng còn ở mức thấp; nguồn lực, nguồn nhân lực chất lượng chưa cao, cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều gian nan vất vả...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị: Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động phụ nữ làm kinh tế giỏi; tạo điều kiện, động viên phụ nữ phát huy thế mạnh của mình trong các hoạt động từ thiện xã hội, y tế, giáo dục, phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới... Đồng thời nâng cao chất lượng và đổi mới phương thức hoạt động các cấp Hội, nhất là ở cơ sở, chú trọng củng cố, kiện toàn, xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh.
Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đánh giá hiệu quả các chương trình, đề án, dự án; nghiên cứu, đề xuất để ban hành mới và kịp thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách đặc thù để giúp phụ nữ phát triển kinh tế. Thực hiện lồng ghép giới vào các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự tham gia và thụ hưởng của phụ nữ. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ hình thành các tổ, nhóm liên kết, hướng đến các mô hình hợp tác xã; tích cực nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả của phụ nữ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, các chương trình dạy nghề gắn với tạo việc làm, xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó khuyến khích chị em phụ nữ vùng Tây Bắc phát triển mô hình kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, thúc đẩy liên kết vùng tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh sản xuất có giá trị kinh tế cao.
Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã biểu dương 192 đại biểu, đại diện cho các tập thể và cá nhân làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc và hai tỉnh phụ cận Quảng Ninh, Hà Tĩnh. Thành tích đạt được của các chị có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển chung của vùng Tây Bắc và cả đất nước trong hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực: nông lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; đặc biệt là trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, công tác từ thiện, an sinh xã hội và nhiều lĩnh vực khác ./.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình khẳng định: Vùng Tây Bắc và hai tỉnh Quảng Ninh, Hà Tĩnh là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng, một vùng biên cương phên dậu của Tổ quốc với gần 3.000km đường biên giới Việt - Trung và Việt - Lào. Đây là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa với hơn 30 thành phần các dân tộc anh em, trên 13 triệu dân; trong đó 63% là đồng bào các dân tộc thiểu số.
Sau 30 năm đổi mới, vùng Tây Bắc đã có những bước chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện, bộ mặt nông thôn miền núi ngày càng đổi mới. Tuy nhiên, vùng Tây Bắc vẫn còn rất nhiều khó khăn, với số huyện nghèo chiếm 70% và tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 3 lần so với tỷ lệ bình quân chung cả nước; điều kiện sản xuất, môi trường đầu tư kinh doanh chưa thuận lợi, chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh của nhiều địa phương trong vùng còn ở mức thấp; nguồn lực, nguồn nhân lực chất lượng chưa cao, cuộc chiến chống đói nghèo còn nhiều gian nan vất vả...
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đề nghị: Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tiếp tục nghiên cứu, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động phụ nữ làm kinh tế giỏi; tạo điều kiện, động viên phụ nữ phát huy thế mạnh của mình trong các hoạt động từ thiện xã hội, y tế, giáo dục, phòng chống biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, xây dựng nông thôn mới... Đồng thời nâng cao chất lượng và đổi mới phương thức hoạt động các cấp Hội, nhất là ở cơ sở, chú trọng củng cố, kiện toàn, xây dựng tổ chức Hội cơ sở vững mạnh.
Các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam đánh giá hiệu quả các chương trình, đề án, dự án; nghiên cứu, đề xuất để ban hành mới và kịp thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách đặc thù để giúp phụ nữ phát triển kinh tế. Thực hiện lồng ghép giới vào các chính sách, chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo sự tham gia và thụ hưởng của phụ nữ. Tiếp tục có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phụ nữ hình thành các tổ, nhóm liên kết, hướng đến các mô hình hợp tác xã; tích cực nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả của phụ nữ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực, các chương trình dạy nghề gắn với tạo việc làm, xúc tiến thương mại. Bên cạnh đó khuyến khích chị em phụ nữ vùng Tây Bắc phát triển mô hình kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, thúc đẩy liên kết vùng tạo ra những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyên canh sản xuất có giá trị kinh tế cao.
Tại hội nghị, Ban Chỉ đạo Tây Bắc và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã biểu dương 192 đại biểu, đại diện cho các tập thể và cá nhân làm kinh tế giỏi vùng Tây Bắc và hai tỉnh phụ cận Quảng Ninh, Hà Tĩnh. Thành tích đạt được của các chị có ý nghĩa quan trọng trong sự phát triển chung của vùng Tây Bắc và cả đất nước trong hội nhập và phát triển trên tất cả các lĩnh vực: nông lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ; đặc biệt là trong phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới, công tác từ thiện, an sinh xã hội và nhiều lĩnh vực khác ./.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thăm, làm việc tại Na Uy  (11/06/2016)
Nước Anh mừng sinh nhật lần thứ 90 của của Nữ hoàng Elizabeth II  (11/06/2016)
Điện mừng Quốc khánh Cộng hòa Philippines  (11/06/2016)
Điện mừng Quốc khánh Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len  (11/06/2016)
Ngân hàng Thế giới dành 310 triệu USD giúp Việt Nam chống chọi với biến đổi khí hậu  (11/06/2016)
Tỷ lệ ủng hộ Brexit tăng vọt trước thềm trưng cầu ý dân ở Anh  (11/06/2016)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay