Truyền thông Lào ca ngợi tình hữu nghị truyền thống đặc biệt Việt - Lào
00:31, ngày 11-06-2016
Theo phóng viên TTXVN tại Vientiane, các tờ báo lớn của Lào số ra ngày 10-6 đã đồng loạt đăng trang trọng trên trang nhất thông tin về chuyến thăm cấp nhà nước sắp tới của Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang cùng phu nhân và Đoàn đại biểu cấp cao tới Lào từ ngày 12 đến ngày 14-6 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Bounnhang Volachit.
Các bài báo đều nhấn mạnh chuyến thăm nhằm tăng cường và phát huy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào, Lào - Việt Nam.
Tờ PathetLao (Đất nước Lào) của Thông Tấn xã Lào nhấn mạnh những điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào; khẳng định các cơ chế hợp tác như Cuộc gặp thường niên của hai Bộ Chính trị, hai Chính phủ tiếp tục phát huy hiệu quả với nhiều hình thức trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Trong thời gian qua, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Hiện, Việt Nam là nhà đầu tư đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Lào, với tổng giá trị vốn đăng ký là 4,9 tỷ USD khiến Lào trở thành nước đứng đầu trong số 65 nước và vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư.
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đều được tổ chức triển khai thuận lợi, hiệu quả.
Hai bên đã ký kết các Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Lào vào tháng 3-2015, ký Hiệp định thương mại biên giới vào tháng 6-2015 và đang triển khai xây dựng kế hoạch phát triển thương mại biên giới Lào - Việt Nam.
Hai bên tiếp tục thực hiện các cơ chế ưu tiên thuế quan nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ hai nước, danh sách các mặt hàng được hưởng thuế suất 0% ngày một được mở rộng. Giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào tăng liên tục.
Song song với đó, hai nước cũng tăng cường hợp tác trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn các âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch cũng như tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ... cả ở cấp trung ương, bộ ngành và địa phương.
Bài báo kết luận chuyến thăm Lào của Chủ tịch Trần Đại Quang lần này sẽ là sự kiện lịch sử quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Suphanuvong kính yêu đã gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo, các chiến sỹ cách mạng và nhân dân hai nước tiếp tục gìn giữ và vun đắp.
Trong khi đó, tờ Paxaxon (Nhân Dân), Cơ quan ngôn luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đã đăng toàn bộ tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang; khẳng định chuyến thăm tới Lào lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là nhằm tăng cường và phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Tờ Vientiane Times (Thời báo Vientiane) số ra ngày 10-6 lại nhấn mạnh chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Việt Nam diễn ra sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Boun nhang Volachit tới Việt Nam vào tháng 4-2016. Đây cũng là chuyến thăm Lào đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam.
Các báo khác của Lào như: KPL News, Vientiane Mai, Kinh tế - Xã hội, Kinh tế - Thương mại... ra ngày 10-6 cũng đều đăng tải các bài viết và hình ảnh trang trọng về Chủ tịch nước Trần Đại Quang./.
Tờ PathetLao (Đất nước Lào) của Thông Tấn xã Lào nhấn mạnh những điểm nổi bật trong quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào; khẳng định các cơ chế hợp tác như Cuộc gặp thường niên của hai Bộ Chính trị, hai Chính phủ tiếp tục phát huy hiệu quả với nhiều hình thức trên cơ sở tin cậy lẫn nhau.
Trong thời gian qua, hai bên tiếp tục tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầu tư.
Hiện, Việt Nam là nhà đầu tư đứng thứ 3 trong số các nước đầu tư vào Lào, với tổng giá trị vốn đăng ký là 4,9 tỷ USD khiến Lào trở thành nước đứng đầu trong số 65 nước và vùng lãnh thổ mà các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư.
Các dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại Lào đều được tổ chức triển khai thuận lợi, hiệu quả.
Hai bên đã ký kết các Hiệp định thương mại song phương Việt Nam - Lào vào tháng 3-2015, ký Hiệp định thương mại biên giới vào tháng 6-2015 và đang triển khai xây dựng kế hoạch phát triển thương mại biên giới Lào - Việt Nam.
Hai bên tiếp tục thực hiện các cơ chế ưu tiên thuế quan nhập khẩu đối với hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ từ hai nước, danh sách các mặt hàng được hưởng thuế suất 0% ngày một được mở rộng. Giá trị xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Lào tăng liên tục.
Song song với đó, hai nước cũng tăng cường hợp tác trên lĩnh vực an ninh quốc phòng, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, ngăn chặn các âm mưu thủ đoạn phá hoại của các thế lực thù địch cũng như tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ... cả ở cấp trung ương, bộ ngành và địa phương.
Bài báo kết luận chuyến thăm Lào của Chủ tịch Trần Đại Quang lần này sẽ là sự kiện lịch sử quan trọng của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Lào, góp phần vun đắp mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào do Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại và Chủ tịch Kaysone Phomvihane, Chủ tịch Suphanuvong kính yêu đã gây dựng và được các thế hệ lãnh đạo, các chiến sỹ cách mạng và nhân dân hai nước tiếp tục gìn giữ và vun đắp.
Trong khi đó, tờ Paxaxon (Nhân Dân), Cơ quan ngôn luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, đã đăng toàn bộ tiểu sử và quá trình hoạt động cách mạng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang; khẳng định chuyến thăm tới Lào lần này của Chủ tịch nước Trần Đại Quang là nhằm tăng cường và phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống, tình đoàn kết đặc biệt và sự hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam và Lào.
Tờ Vientiane Times (Thời báo Vientiane) số ra ngày 10-6 lại nhấn mạnh chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch nước Việt Nam diễn ra sau chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Lào Boun nhang Volachit tới Việt Nam vào tháng 4-2016. Đây cũng là chuyến thăm Lào đầu tiên của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau khi được bầu giữ chức Chủ tịch nước Việt Nam.
Các báo khác của Lào như: KPL News, Vientiane Mai, Kinh tế - Xã hội, Kinh tế - Thương mại... ra ngày 10-6 cũng đều đăng tải các bài viết và hình ảnh trang trọng về Chủ tịch nước Trần Đại Quang./.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang chuẩn bị thăm Lào và Campuchia  (11/06/2016)
Bạc Liêu: Xử lý kỷ luật Đảng nguyên Bí thư Huyện ủy Phước Long  (11/06/2016)
Việt Nam dự Hội nghị thượng đỉnh Phụ nữ toàn cầu tại Ba Lan  (11/06/2016)
Giới thiệu thành tựu của Việt Nam sau 30 năm đổi mới tại Na Uy  (11/06/2016)
Từ 2017 sẽ kiểm định các chung cư, biệt thự cũ nguy hiểm  (11/06/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay