Tiến tới thành lập một đơn vị sản xuất vaccine tập trung
Vấn đề trên được nêu trong cuộc họp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì sáng 09-6 với sự tham gia của Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ và Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).
Theo Bộ Y tế, có 5 đơn vị sản xuất vaccine cần được sắp xếp lại, cụ thể là chuyển Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế (Ivac) và Trung tâm Nghiên cứu và Sản xuất Vaccine và Sinh phẩm y tế (Polyvac) thành doanh nghiệp 100% vốn nhà nước; tiếp tục cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Vaccine Pasteur Đà Lạt và hoàn thành cổ phần hóa Công ty TNHH một thành viên Vaccine và Sinh phẩm Nha Trang trong năm 2016.
Riêng Công ty TNHH một thành viên Vaccine và Sinh phẩm số 1 sẽ được chuyển thành Tổng Công ty Vaccine Việt Nam mà Nhà nước nắm 100% vốn ở công ty mẹ và trong số các công ty con có Ivac và Polyvac.
Về tình hình sản xuất vaccine của Việt Nam hiện nay, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, nước ta là một trong số ít nước trong khu vực có khả năng sản xuất vaccine phòng bệnh cho người và cũng sở hữu nhiều chuyên gia về vaccine giỏi. Tuy nhiên, Việt Nam mới sản xuất được vaccine đơn lẻ, một số loại là vaccine thành phần cho việc phối trộn vaccine đa giá (có 4, 5 hoặc 6 vaccine trong 1 liều), trong khi nhu cầu của người dân là rất lớn.
Để chủ động nguồn cung vaccine ở trong nước thì Việt Nam phải tiến tới sản xuất vaccine đa giá, do đó cần phải sắp xếp lại, tái cơ cấu các đơn vị nghiên cứu, sản xuất vaccine thành một tổ hợp nhằm tập trung nguồn lực đủ mạnh cho việc sản xuất vaccine tại nước ta.
Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cũng cho biết Việt Nam sẽ tranh thủ viện trợ của Chính phủ Nhật Bản về công nghệ sản xuất vaccine 4 trong 1.
Cho ý kiến về đề xuất của Bộ Y tế, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ tiếp tục thực hiện cổ phần hóa, định giá và sắp xếp các đơn vị nói trên, sau đó chuyển quyền sở hữu vốn nhà nước sang SCIC.
Trong sản xuất vaccine, Phó Thủ tướng cho rằng quan trọng nhất là Việt Nam phải nắm được công nghệ sản xuất và đề nghị Bộ Y tế nghiên cứu việc áp dụng công nghệ sản xuất vaccine theo quy mô công nghiệp, trong đó lưu ý việc tham vấn các chuyên gia, đồng thời đánh giá rõ hơn về hiệu quả kinh tế - xã hội khi Việt Nam chủ động sản xuất được mặt hàng này.
Cùng với đó, Phó Thủ tướng đề nghị SCIC tìm kiếm các đối tác nước ngoài góp vốn bằng công nghệ sản xuất vaccine tại Việt Nam, trong đó có phương án tranh thủ nguồn lực hỗ trợ từ phía Chính phủ Nhật Bản./.
Thủ tướng tiếp Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Lào (09/06/2016)
- Sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, giảm tầng nấc trung gian, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, quản lý
- Phát triển nhân lực khoa học, công nghệ Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi số
- Góc nhìn chuyên gia - Dự báo chiều hướng chính sách đối ngoại của chính quyền mới ở Mỹ: Tác động và một số vấn đề đặt ra
- Phát huy vai trò của phụ nữ Việt Nam trong kỷ nguyên mới
- Hoàn thiện thể chế thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp nhà nước - lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Cách mạng công nghiệp 4.0 - Cơ hội và thách thức của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay