Thành lập Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế
Ngày 06-6-2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tổ chức công bố Quyết định số 35/2016/QĐ-UBND về việc thành lập Sở Văn hóa và Thể thao và Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế.
Theo đó, Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, được thành lập trên cơ sở tách chức năng quản lý nhà nước về du lịch từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thừa Thiên - Huế; tên giao dịch tiếng Anh là Department of Tourism Thua Thien Hue Province. Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế; đồng thời, chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Tổng cục Du lịch.
Cũng như Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương theo quy định của pháp luật; thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế về du lịch.
Theo ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên - Huế: Thừa Thiên - Huế là vùng đất giàu di sản với gần 1.000 di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng, di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc tôn giáo... Đặc biệt, hệ thống di tích cố đô Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên - Huế đã khẳng định vai trò, vị trí là một ngành kinh tế lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định, quy mô hoạt động ngày càng mở rộng.
Trong 5 năm 2010 - 2015, lượng khách du lịch đến Thừa Thiên - Huế tăng bình quân hằng năm 13%; năm 2015 đạt 3,126 triệu lượt khách. Với tốc độ tăng trưởng và quy mô hoạt động du lịch ngày càng lớn, việc thành lập Sở Du lịch Thừa Thiên - Huế là rất cần thiết, phù hợp với yêu cầu quản lý, phát triển của địa phương, đồng thời phát huy tốt vị trí ngành kinh tế lớn, mũi nhọn của tỉnh. Ngành du lịch Thừa Thiên - Huế phấn đấu đến năm 2020 đón 5,7 triệu lượt khách, trong đó có 2 triệu lượt khách quốc tế, doanh thu du lịch đạt 6.000 tỉ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân là 12-15% (giai đoạn 2016 - 2020), thu nhập xã hội từ du lịch đạt 16.500 tỉ đồng.../.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam phải là một định chế tài chính vững mạnh, phát triển nhanh và bền vững  (06/06/2016)
New Zealand mong muốn đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong nhiều lĩnh vực  (06/06/2016)
Đẩy mạnh các hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản  (06/06/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên