Việt Nam - Thụy Điển tăng cường quan hệ hợp tác song phương
22:38, ngày 03-06-2016
Chiều 3-6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh đã tiếp Đặc phái viên Thủ tướng Thụy Điển Pierre Schori nhân dịp sang Việt Nam dự các hoạt động tưởng niệm 30 năm ngày mất của cố Thủ tướng Thụy Điển Olof Palme (1927-1986).
Hoan nghênh chuyến thăm Việt Nam của Đặc phái viên, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, việc tổ chức các hoạt động tưởng niệm cố Thủ tướng Olof Palmem, một người Bạn lớn của nhân dân Việt Nam, người đã đặt nền móng cho quan hệ Việt Nam - Thụy Điển ngày nay, đã góp phần thắt chặt tình cảm hữu nghị, gắn bó giữa nhân dân hai nước, làm cho nhân dân hai nước hiểu rõ hơn về lịch sử và mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Thụy Điển.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ quý báu về tinh thần và vật chất của Thụy Điển dành cho Việt Nam ngay từ khi Việt Nam trong thời kỳ khó khăn đấu tranh giành độc lập, tái thiết cũng như trong giai đoạn phát triển đất nước ngày nay.
Sự giúp đỡ dưới nhiều hình thức của Thụy Điển cho Việt Nam về xóa đói giảm nghèo, y tế, năng lượng, tư pháp, phát triển nông thôn, cải cách hành chính đã đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của Việt Nam.
Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển trong quan hệ hai nước trong thời gian qua. Thụy Điển là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam tại khu vực Bắc Âu với kim ngạch thương mại hai chiều duy trì ở mức hơn 1,2 tỷ USD trong ba năm gần đây.
Phó Thủ tướng đề nghị, trong bối cảnh quan hệ hai nước đã chuyển từ hợp tác phát triển sang đối tác cùng có lợi, hai bên cần phát huy nền tảng quan hệ tốt đẹp đã được cố Thủ tướng Olof Palme và nhân dân hai nước gây dựng để làm sâu sắc quan hệ song phương, thắt chặt quan hệ chính trị - ngoại giao; nâng cao hợp tác thương mại - đầu tư; mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, công nghệ xanh, giao thông vận tải, an ninh hàng hải, môi trường và kinh tế biển.
Bày tỏ tình cảm được quay trở lại thăm Việt Nam, ông Pierre Schori đã nhắc lại những kỷ niệm cũng như những hoạt động hỗ trợ Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập cũng như công cuộc tái thiết đất nước của cố Thủ tướng Olof Palme.
Trong số đó, có những công trình xây dựng hết sức quan trọng và còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển tại Uông Bí, Quảng Ninh và Nhà máy giấy Bãi Bằng.
Ông Pierre Schori nhất trí với đánh giá của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về quan hệ tốt đẹp và những biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, ông Pierre Schori cũng chuyển thông điệp của Chính phủ Thụy Điển và của Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven về mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Thụy Điển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an toàn hàng hải, môi trường biển, nguồn nước, kinh tế biển, bày tỏ sự tin tưởng quan hệ Việt Nam và Thụy Điển sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành công thiết thực trong tương lai./.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cảm ơn và đánh giá cao sự ủng hộ quý báu về tinh thần và vật chất của Thụy Điển dành cho Việt Nam ngay từ khi Việt Nam trong thời kỳ khó khăn đấu tranh giành độc lập, tái thiết cũng như trong giai đoạn phát triển đất nước ngày nay.
Sự giúp đỡ dưới nhiều hình thức của Thụy Điển cho Việt Nam về xóa đói giảm nghèo, y tế, năng lượng, tư pháp, phát triển nông thôn, cải cách hành chính đã đóng góp thiết thực vào công cuộc phát triển của Việt Nam.
Phó Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước những bước phát triển trong quan hệ hai nước trong thời gian qua. Thụy Điển là đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam tại khu vực Bắc Âu với kim ngạch thương mại hai chiều duy trì ở mức hơn 1,2 tỷ USD trong ba năm gần đây.
Phó Thủ tướng đề nghị, trong bối cảnh quan hệ hai nước đã chuyển từ hợp tác phát triển sang đối tác cùng có lợi, hai bên cần phát huy nền tảng quan hệ tốt đẹp đã được cố Thủ tướng Olof Palme và nhân dân hai nước gây dựng để làm sâu sắc quan hệ song phương, thắt chặt quan hệ chính trị - ngoại giao; nâng cao hợp tác thương mại - đầu tư; mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, công nghệ xanh, giao thông vận tải, an ninh hàng hải, môi trường và kinh tế biển.
Bày tỏ tình cảm được quay trở lại thăm Việt Nam, ông Pierre Schori đã nhắc lại những kỷ niệm cũng như những hoạt động hỗ trợ Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập cũng như công cuộc tái thiết đất nước của cố Thủ tướng Olof Palme.
Trong số đó, có những công trình xây dựng hết sức quan trọng và còn nguyên giá trị cho tới ngày hôm nay như Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển tại Uông Bí, Quảng Ninh và Nhà máy giấy Bãi Bằng.
Ông Pierre Schori nhất trí với đánh giá của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về quan hệ tốt đẹp và những biện pháp thúc đẩy quan hệ giữa hai nước. Đồng thời, ông Pierre Schori cũng chuyển thông điệp của Chính phủ Thụy Điển và của Thủ tướng Thụy Điển Stefan Löfven về mong muốn làm sâu sắc hơn mối quan hệ đặc biệt giữa Việt Nam và Thụy Điển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, an toàn hàng hải, môi trường biển, nguồn nước, kinh tế biển, bày tỏ sự tin tưởng quan hệ Việt Nam và Thụy Điển sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành công thiết thực trong tương lai./.
Chất lượng hải sản xuất khẩu không bị ảnh hưởng vì hiện tượng cá chết  (03/06/2016)
Đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam dự Đại hội Đảng Cộng sản Pháp  (03/06/2016)
Việt Nam dự Diễn đàn Năng lượng hạt nhân quốc tế AtomExport  (03/06/2016)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay