Làm sâu sắc hơn mối quan hệ hai nước Việt Nam-Hoa Kỳ
22:40, ngày 21-05-2016
TCCSĐT - Từ ngày 23 đến ngày 25-5-2016, Tổng thống Hợp chúng quốc Hoa Kỳ Barack Obama sang thăm chính thức Việt Nam. Đây là chuyến thăm nhằm thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, qua đó nhấn mạnh những cam kết của Hoa Kỳ đối với chiến lược tái cân bằng ở châu Á-Thái Bình Dương.
Những nội dung chính trong chương trình nghị sự
Trong chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước sẽ thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện trong một loạt lĩnh vực như hợp tác kinh tế-thương mại, giao lưu nhân dân, an ninh, nhân quyền cũng như các vấn đề toàn cầu và khu vực cùng quan tâm. Thông qua các cuộc gặp chính thức và hoạt động tại Việt Nam lần này, Tổng thống B. Obama muốn nêu bật bề rộng và chiều sâu của mối quan hệ đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ, cũng như những bước tiến nổi bật mà hai nước đã đạt được trong những năm gần đây như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Về hợp tác an ninh-quốc phòng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã cam kết thúc đẩy an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương dựa trên nguyên tắc tôn trọng hòa bình và luật pháp quốc tế. Phía Hoa Kỳ mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam trên một loạt lĩnh vực từ giáo dục, cứu trợ thảm họa, viện trợ nhân đạo, gìn giữ hòa bình cho tới an ninh hàng hải. Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink khẳng định sau khi quan hệ hai nước đã đạt được những tiến triển vượt bậc trong 20 năm qua, chuyến thăm của Tổng thống B. Obama sẽ đặt nền tảng vững chắc cho những thành tựu trong vòng 20 năm tới và xa hơn nữa.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Russel một lần nữa khẳng định chuyến thăm của Tổng thống B.Obama thật sự là một chuyến thăm lịch sử. Bởi đây là chuyến thăm đầu tiên của ông B.Obama tới Việt Nam cho nên sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ. Ông Russel nhấn mạnh, Việt Nam là một đối tác trong khuôn khổ hiệp định TPP, cũng như là một đối tác luôn tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước khung Liên hợp quốc về Luật Biển, đồng thời luôn mong muốn giải quyết hòa bình các căng thẳng và tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam cũng là một đối tác bảo vệ sông Mekong như là một nguồn sống của hàng triệu người tại một số quốc gia đang sống dọc hai bờ sông
Ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, các tờ báo lớn của Mỹ đã bình luận rất nhiều về sự kiện này. Tờ thời báo The Washington Times đã đăng bài viết về chuyến thăm trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiến hành các hành động đơn phương tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam có vị trí quan trọng trong chiến lược xoay trục hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Theo bài viết, từ các quầy hàng đường phố bận rộn xung quanh hồ Hoàn Kiếm tới khách sạn Metropole, thủ đô của Việt Nam đang hối hả và nhộn nhịp trước chuyến thăm mang tính bước ngoặt của Tổng thống B.Obama. Tờ New York Times đã nhận định: Tổng thống B.Obama sẽ “tập trung vào tương lai, thay vì quá khứ,” sẽ làm sâu sắc hơn các mối quan hệ an ninh và kinh tế với một trong những nhân tố khu vực ngày càng quan trọng là Việt Nam.
Có thể nói, Việt Nam, một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đã gác lại quá khứ bi thương để xây dựng các mối quan hệ bạn bè. Từng là cựu thù, đến nay Việt Nam và Mỹ ngày càng chia sẻ lợi ích chiến lược và có thể điều chỉnh mối quan hệ hợp tác an ninh để đảm bảo lợi ích chung trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Các nhà phân tích cho rằng, trong 6 tháng còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống, ông B. Obama dự định sẽ làm rõ vị trí trung tâm của Việt Nam trong chiến lược xoay trục hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống B. Obama.
Có thể thấy được mức độ quan tâm của phía Mỹ đối với Việt Nam khi các cơ quan báo chí Việt Nam cho biết đoàn Mỹ sang thăm lần này với lực lượng hùng hậu lên tới hơn 1.000 người, bao gồm các cố vấn của tổng thống, lực lượng bảo vệ an ninh và đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ. Và các vấn đề an ninh, thương mại và quyền con người có thể sẽ là những nội dung chính trong chương trình nghị sự. Cũng có khả năng, Tổng thống B, Obama sẽ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ vốn đã áp đặt đối với Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua đồng thời là di tích chiến tranh cuối cùng còn sót lại.
Theo thượng nghị sỹ đảng Dân chủ bang Maryland Benjamin L. Cardin, người có vị trí cao tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện, ông đã đề xuất ý kiến với chính quyền rằng, Mỹ cần quan tâm đảm bảo các hợp đồng vũ khí tiềm năng, điều này phù hợp với quan hệ song phương hai nước và hỗ trợ sự ổn định của khu vực. Việc gỡ bỏ hoặc nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận vũ khí có thể được phía Mỹ thực hiện nếu Việt Nam cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn đối với cảng Cam Ranh, một cảng vốn trước kia có vai trò quan trọng đối với quân đội Mỹ thời chiến tranh Việt Nam và nay có thể cung cấp sự tiếp cận quan trọng cho Mỹ nếu xung đột tại Biển Đông xảy ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và các cố vấn vẫn đang nỗ lực hợp tác với Việt Nam, tăng cường tiến hành các hoạt động diễn tập phi quân sự trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại khu vực tiếp tục leo thang. Việc Trung Quốc tiến hành tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô, lắp đặt các hệ thống radar hiện đại tại Trường Sa, lắp đặt, triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không và các máy bay chiến đấu tại Hoàng Sa đã thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự Việt Nam-Mỹ phát triển đi vào chiều sâu. Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5-2014, chính quyền của Tổng thống B.Obama đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, cho phép Việt Nam mua các tàu tuần tra do Mỹ sản xuất, động thái này đã được Chủ tịch quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain hậu thuẫn.
Theo Giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Australia Carlyle A. Thayer thì quan hệ quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam và Mỹ phát triển do sự hội tụ các lợi ích xuất phát từ các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Tháng trước, trong bài phát biểu tại Texas, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, Việt Nam kêu gọi Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và tin tưởng rằng việc gỡ bỏ rào cản cuối cùng sẽ phản ánh sự bình thường hóa hoàn toàn trong quan hệ hai nước vốn đã được thiết lật từ hai thập kỷ qua và mức độ quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Trong buổi điều trần của Ủy ban quân vụ Thượng viện gần đây, cùng với các bản đồ được đưa ra để chứng minh rằng các máy bay chiến đấu của Trung Quốc có đủ khả năng tấn công toàn bộ khu vực Biển Đông, ông Carter cho biết ông ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và đẩy mạnh thương mại quốc phòng. Các lực lượng quân sự Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật trên biển, cảnh sát biển và lực lượng giám sát thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên sự khác biệt trong quan điểm về vấn đề nhân quyền vẫn đang là rào cản quan hệ hai nước.
Chuyến thăm được cả hai phía kỳ vọng
Nếu chúng ta nhìn lại sau hơn 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và 21 năm bình thường hóa quan hệ, quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ hiện nay trải dài từ hợp tác song phương tới đa phương. Hợp tác an ninh quốc phòng, giáo dục, khoa học-công nghệ, chống biến đổi khí hậu có nhiều bước tiến với việc hai bên ký kết Tuyên bố Tầm nhìn Chung 2015. Trao đổi thương mại đã tăng 90 lần, lên 45 tỷ USD năm ngoái, và triển vọng sẽ còn lạc quan hơn nữa sau khi các bên hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ và đặc biệt là trong 10 năm qua thì đây là chuyến thăm thứ ba của ba đời tổng thống liên tục của Hoa Kỳ. Trong 10 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã có những phát triển vượt bậc. Thứ nhất, quan hệ thương mại song phương đã lên tới 45 tỷ USD, gấp 20 lần so với 20 năm trước. Thứ hai, trong nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama, hai nước đã hình thành được khuôn khổ quan hệ lâu dài, cụ thể là khuôn khổ Đối tác toàn diện được ký kết năm 2013 và đặc biệt là chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 đã thông qua Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ hai nước. Đây là nền tảng và cơ hội để thúc đẩy quan hệ hai nước mạnh hơn nữa.
Điều này có thể thấy rằng, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, quốc phòng, khoa học-kỹ thuật, giáo dục, giao lưu nhân dân cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. 10 năm qua, cho đến chuyến thăm sắp tới của Tổng thống B.Obama, quan hệ hai nước trong khuôn khổ đối tác toàn diện đã có những phát triển vượt bậc. Chuyến thăm lần này sẽ là một dấu son mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, đồng thời khẳng định cam kết của ông đối với chiến lược tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương. Nhân dân hai nước tin tưởng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ B. Obama sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ./.
Trong chuyến thăm này, các nhà lãnh đạo cấp cao của hai nước sẽ thảo luận về các biện pháp thúc đẩy hợp tác trong khuôn khổ quan hệ Đối tác Toàn diện trong một loạt lĩnh vực như hợp tác kinh tế-thương mại, giao lưu nhân dân, an ninh, nhân quyền cũng như các vấn đề toàn cầu và khu vực cùng quan tâm. Thông qua các cuộc gặp chính thức và hoạt động tại Việt Nam lần này, Tổng thống B. Obama muốn nêu bật bề rộng và chiều sâu của mối quan hệ đối tác Việt Nam-Hoa Kỳ, cũng như những bước tiến nổi bật mà hai nước đã đạt được trong những năm gần đây như Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với Hoa Kỳ.
Về hợp tác an ninh-quốc phòng, Việt Nam và Hoa Kỳ đã cam kết thúc đẩy an ninh tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương dựa trên nguyên tắc tôn trọng hòa bình và luật pháp quốc tế. Phía Hoa Kỳ mong muốn tiếp tục tăng cường hợp tác hơn nữa với Việt Nam trên một loạt lĩnh vực từ giáo dục, cứu trợ thảm họa, viện trợ nhân đạo, gìn giữ hòa bình cho tới an ninh hàng hải. Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink khẳng định sau khi quan hệ hai nước đã đạt được những tiến triển vượt bậc trong 20 năm qua, chuyến thăm của Tổng thống B. Obama sẽ đặt nền tảng vững chắc cho những thành tựu trong vòng 20 năm tới và xa hơn nữa.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Russel một lần nữa khẳng định chuyến thăm của Tổng thống B.Obama thật sự là một chuyến thăm lịch sử. Bởi đây là chuyến thăm đầu tiên của ông B.Obama tới Việt Nam cho nên sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ. Ông Russel nhấn mạnh, Việt Nam là một đối tác trong khuôn khổ hiệp định TPP, cũng như là một đối tác luôn tuân thủ và tôn trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước khung Liên hợp quốc về Luật Biển, đồng thời luôn mong muốn giải quyết hòa bình các căng thẳng và tranh chấp ở Biển Đông. Việt Nam cũng là một đối tác bảo vệ sông Mekong như là một nguồn sống của hàng triệu người tại một số quốc gia đang sống dọc hai bờ sông
Ngay trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama, các tờ báo lớn của Mỹ đã bình luận rất nhiều về sự kiện này. Tờ thời báo The Washington Times đã đăng bài viết về chuyến thăm trong bối cảnh Trung Quốc vẫn tiến hành các hành động đơn phương tại Biển Đông, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam có vị trí quan trọng trong chiến lược xoay trục hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ. Theo bài viết, từ các quầy hàng đường phố bận rộn xung quanh hồ Hoàn Kiếm tới khách sạn Metropole, thủ đô của Việt Nam đang hối hả và nhộn nhịp trước chuyến thăm mang tính bước ngoặt của Tổng thống B.Obama. Tờ New York Times đã nhận định: Tổng thống B.Obama sẽ “tập trung vào tương lai, thay vì quá khứ,” sẽ làm sâu sắc hơn các mối quan hệ an ninh và kinh tế với một trong những nhân tố khu vực ngày càng quan trọng là Việt Nam.
Có thể nói, Việt Nam, một đất nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề, đã gác lại quá khứ bi thương để xây dựng các mối quan hệ bạn bè. Từng là cựu thù, đến nay Việt Nam và Mỹ ngày càng chia sẻ lợi ích chiến lược và có thể điều chỉnh mối quan hệ hợp tác an ninh để đảm bảo lợi ích chung trong bối cảnh các tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông vẫn đang tiếp tục diễn biến phức tạp. Các nhà phân tích cho rằng, trong 6 tháng còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống, ông B. Obama dự định sẽ làm rõ vị trí trung tâm của Việt Nam trong chiến lược xoay trục hướng tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là mục đích chuyến thăm Việt Nam lần này của Tổng thống B. Obama.
Có thể thấy được mức độ quan tâm của phía Mỹ đối với Việt Nam khi các cơ quan báo chí Việt Nam cho biết đoàn Mỹ sang thăm lần này với lực lượng hùng hậu lên tới hơn 1.000 người, bao gồm các cố vấn của tổng thống, lực lượng bảo vệ an ninh và đại diện các tập đoàn, doanh nghiệp Mỹ. Và các vấn đề an ninh, thương mại và quyền con người có thể sẽ là những nội dung chính trong chương trình nghị sự. Cũng có khả năng, Tổng thống B, Obama sẽ tuyên bố gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí mà Mỹ vốn đã áp đặt đối với Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua đồng thời là di tích chiến tranh cuối cùng còn sót lại.
Theo thượng nghị sỹ đảng Dân chủ bang Maryland Benjamin L. Cardin, người có vị trí cao tại Ủy ban đối ngoại Thượng viện, ông đã đề xuất ý kiến với chính quyền rằng, Mỹ cần quan tâm đảm bảo các hợp đồng vũ khí tiềm năng, điều này phù hợp với quan hệ song phương hai nước và hỗ trợ sự ổn định của khu vực. Việc gỡ bỏ hoặc nới lỏng hơn nữa lệnh cấm vận vũ khí có thể được phía Mỹ thực hiện nếu Việt Nam cho phép Mỹ tiếp cận nhiều hơn đối với cảng Cam Ranh, một cảng vốn trước kia có vai trò quan trọng đối với quân đội Mỹ thời chiến tranh Việt Nam và nay có thể cung cấp sự tiếp cận quan trọng cho Mỹ nếu xung đột tại Biển Đông xảy ra.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và các cố vấn vẫn đang nỗ lực hợp tác với Việt Nam, tăng cường tiến hành các hoạt động diễn tập phi quân sự trong bối cảnh tình hình căng thẳng tại khu vực tiếp tục leo thang. Việc Trung Quốc tiến hành tôn tạo, xây dựng các đảo nhân tạo trên các rạn san hô, lắp đặt các hệ thống radar hiện đại tại Trường Sa, lắp đặt, triển khai các hệ thống tên lửa đất đối không và các máy bay chiến đấu tại Hoàng Sa đã thúc đẩy quan hệ hợp tác quân sự Việt Nam-Mỹ phát triển đi vào chiều sâu. Sau sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi tháng 5-2014, chính quyền của Tổng thống B.Obama đã nới lỏng lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, cho phép Việt Nam mua các tàu tuần tra do Mỹ sản xuất, động thái này đã được Chủ tịch quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain hậu thuẫn.
Theo Giáo sư Đại học New South Wales tại Học viện Quốc phòng Australia Carlyle A. Thayer thì quan hệ quốc phòng và an ninh giữa Việt Nam và Mỹ phát triển do sự hội tụ các lợi ích xuất phát từ các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông. Tháng trước, trong bài phát biểu tại Texas, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nhấn mạnh, Việt Nam kêu gọi Mỹ gỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam và tin tưởng rằng việc gỡ bỏ rào cản cuối cùng sẽ phản ánh sự bình thường hóa hoàn toàn trong quan hệ hai nước vốn đã được thiết lật từ hai thập kỷ qua và mức độ quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Trong buổi điều trần của Ủy ban quân vụ Thượng viện gần đây, cùng với các bản đồ được đưa ra để chứng minh rằng các máy bay chiến đấu của Trung Quốc có đủ khả năng tấn công toàn bộ khu vực Biển Đông, ông Carter cho biết ông ủng hộ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí và đẩy mạnh thương mại quốc phòng. Các lực lượng quân sự Mỹ sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam xây dựng năng lực cho các cơ quan thực thi pháp luật trên biển, cảnh sát biển và lực lượng giám sát thủy sản của Việt Nam. Tuy nhiên sự khác biệt trong quan điểm về vấn đề nhân quyền vẫn đang là rào cản quan hệ hai nước.
Chuyến thăm được cả hai phía kỳ vọng
Nếu chúng ta nhìn lại sau hơn 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và 21 năm bình thường hóa quan hệ, quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ hiện nay trải dài từ hợp tác song phương tới đa phương. Hợp tác an ninh quốc phòng, giáo dục, khoa học-công nghệ, chống biến đổi khí hậu có nhiều bước tiến với việc hai bên ký kết Tuyên bố Tầm nhìn Chung 2015. Trao đổi thương mại đã tăng 90 lần, lên 45 tỷ USD năm ngoái, và triển vọng sẽ còn lạc quan hơn nữa sau khi các bên hoàn tất phê chuẩn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
20 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam-Hoa Kỳ và đặc biệt là trong 10 năm qua thì đây là chuyến thăm thứ ba của ba đời tổng thống liên tục của Hoa Kỳ. Trong 10 năm qua, quan hệ giữa hai nước đã có những phát triển vượt bậc. Thứ nhất, quan hệ thương mại song phương đã lên tới 45 tỷ USD, gấp 20 lần so với 20 năm trước. Thứ hai, trong nhiệm kỳ của Tổng thống B. Obama, hai nước đã hình thành được khuôn khổ quan hệ lâu dài, cụ thể là khuôn khổ Đối tác toàn diện được ký kết năm 2013 và đặc biệt là chuyến thăm lịch sử tới Hoa Kỳ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng năm 2015 đã thông qua Tuyên bố Tầm nhìn chung về quan hệ hai nước. Đây là nền tảng và cơ hội để thúc đẩy quan hệ hai nước mạnh hơn nữa.
Điều này có thể thấy rằng, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ đã phát triển trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, an ninh, quốc phòng, khoa học-kỹ thuật, giáo dục, giao lưu nhân dân cũng như các vấn đề quốc tế và khu vực mà hai bên cùng quan tâm. 10 năm qua, cho đến chuyến thăm sắp tới của Tổng thống B.Obama, quan hệ hai nước trong khuôn khổ đối tác toàn diện đã có những phát triển vượt bậc. Chuyến thăm lần này sẽ là một dấu son mới trong quan hệ song phương Việt Nam-Hoa Kỳ, đồng thời khẳng định cam kết của ông đối với chiến lược tái cân bằng sang châu Á-Thái Bình Dương. Nhân dân hai nước tin tưởng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ B. Obama sẽ đạt được những kết quả tốt đẹp, làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác toàn diện giữa Việt Nam và Hoa Kỳ./.
Trao quyết định bổ nhiệm Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân  (21/05/2016)
Kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử tại Thành phố Hồ Chí Minh  (21/05/2016)
Điện chia buồn về máy bay của Hãng hàng không Ai Cập gặp nạn  (21/05/2016)
Phó Chủ tịch nước kiểm tra công tác bầu cử tại tỉnh Vĩnh Phúc  (21/05/2016)
Thành phố Cần Thơ hoàn thành bỏ phiếu ở năm điểm bầu cử sớm  (21/05/2016)
Cử tri tại nhiều địa phương trong cả nước tiến hành bầu cử sớm  (21/05/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên