Đi bầu cử là bầu cho tương lai mà chúng ta mong muốn
22:07, ngày 21-05-2016
Ngày 22-5-2016, cử tri cả nước sẽ tham gia bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Đây là sự kiện chính trị lớn, là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, qua đó phát huy tinh thần yêu nước của mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao hơn nữa nhận thức về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã có thông điệp gửi đến đồng bào và cử tri cả nước: Đi bầu cử chính là thực hiện quyền rất thiêng liêng chọn người thay thế mình lãnh đạo đất nước, lãnh đạo địa phương. Đi bầu cử là bầu cho tương lai mà chúng ta mong muốn.
Nhận định về ý nghĩa của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết cách đây gần 71 năm, ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám đã thành công ở Hà Nội và nhiều nơi, đánh dấu một giai đoạn hết sức quan trọng của đất nước. Đó là gần 100 năm người dân đoàn kết, đấu tranh giành độc lập, tự do, giành lại quyền tự quyết cho tương lai của chính mình.
Gần 71 năm trôi qua, mỗi cuộc bầu cử là một lần người dân Việt Nam khẳng định quyền của người Việt Nam quyết định vận mệnh của đất nước Việt Nam thông qua việc bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước (Quốc hội) và cơ quan quyền lực của nhân dân ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp). Việc đi bầu cử là thể hiện quyền lựa chọn trực tiếp của nhân dân đối với các cơ quan lãnh đạo, thực hiện dân chủ trực tiếp, thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân dân.
Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Thiện Nhân, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua, cũng là cuộc bầu cử đầu tiên sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Bước vào cuộc bầu cử, người dân Việt Nam nhìn lại quá trình phát triển đất nước 71 năm qua, đặt kỳ vọng cao hơn cho lãnh đạo đất nước trong thời gian tới, đặt trách nhiệm cao hơn cho chính quyền nhân dân các cấp, phấn đấu để đất nước Việt Nam ngày càng phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập và chủ quyền.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ theo luật pháp, công dân có rất nhiều quyền và nghĩa vụ, trong đó, liên quan đến bầu cử, người dân có ba quyền đặc biệt cũng là ba nghĩa vụ lớn: Thứ nhất, mỗi công dân phải tự chăm cho mình, chăm lo cuộc sống, gia đình mình để có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Thứ hai, công dân đóng góp vào sự phát triển toàn diện của đất nước, trong đó, có nhiệm vụ góp phần bảo vệ Tổ quốc. Thứ ba, công dân góp phần vào việc bầu ra những người lãnh đạo, xây dựng đất nước đi lên. Đây là ba quyền rất thiêng liêng.
Một gia đình muốn hạnh phúc, cha mẹ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Một đất nước muốn phát triển tốt, người lãnh đạo phải có tâm huyết, có trí tuệ, tài năng để lo cho đất nước, lo cho quê hương mình. Bầu cử là một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của đất nước và mỗi địa phương vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân trong việc chọn ra người đại diện mình lãnh đạo địa phương và đất nước. Đi bầu cử chính là thực hiện quyền rất thiêng liêng chọn người thay thế mình lãnh đạo đất nước, lãnh đạo địa phương, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Gửi thông điệp đến đồng bào và cử tri cả nước khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Hiến pháp 2013 đã khẳng định rất rõ Việt Nam tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân. Nhà nước là vì dân, do dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Để thực hiện quyền lực này, 5 năm có cơ hội một lần, đó là bầu ra những cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước là Quốc hội và địa phương là Hội đồng nhân dân.
Đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chính là bầu ra những người sẽ đại diện cho quyền lợi của mỗi một người dân, mỗi một gia đình, mỗi địa phương và đất nước. Người dân mong muốn đất nước Việt Nam phát triển bền vững hơn, môi trường của Việt Nam tốt hơn, Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới thì hãy đi bầu những người đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân có năng lực, trí tuệ, tâm huyết thực hiện chính nguyện vọng này của đông đảo nhân dân.
Đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là bầu cho tương lai mà chúng ta mong muốn. Cử tri cả nước, từ miền núi đến hải đảo, nông thôn đến đô thị hãy đi bầu vì tương lai của chính mình, vì tương lai của quê hương mình, vì tương lai của đất nước Việt Nam./.
Với vai trò là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân đã có thông điệp gửi đến đồng bào và cử tri cả nước: Đi bầu cử chính là thực hiện quyền rất thiêng liêng chọn người thay thế mình lãnh đạo đất nước, lãnh đạo địa phương. Đi bầu cử là bầu cho tương lai mà chúng ta mong muốn.
Nhận định về ý nghĩa của cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân cho biết cách đây gần 71 năm, ngày 19-8-1945, Cách mạng Tháng Tám đã thành công ở Hà Nội và nhiều nơi, đánh dấu một giai đoạn hết sức quan trọng của đất nước. Đó là gần 100 năm người dân đoàn kết, đấu tranh giành độc lập, tự do, giành lại quyền tự quyết cho tương lai của chính mình.
Gần 71 năm trôi qua, mỗi cuộc bầu cử là một lần người dân Việt Nam khẳng định quyền của người Việt Nam quyết định vận mệnh của đất nước Việt Nam thông qua việc bầu ra cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước (Quốc hội) và cơ quan quyền lực của nhân dân ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp). Việc đi bầu cử là thể hiện quyền lựa chọn trực tiếp của nhân dân đối với các cơ quan lãnh đạo, thực hiện dân chủ trực tiếp, thực hiện quyền lực Nhà nước của nhân dân.
Theo Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Nguyễn Thiện Nhân, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 là cuộc bầu cử đầu tiên sau khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua, cũng là cuộc bầu cử đầu tiên sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII. Bước vào cuộc bầu cử, người dân Việt Nam nhìn lại quá trình phát triển đất nước 71 năm qua, đặt kỳ vọng cao hơn cho lãnh đạo đất nước trong thời gian tới, đặt trách nhiệm cao hơn cho chính quyền nhân dân các cấp, phấn đấu để đất nước Việt Nam ngày càng phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế, giữ vững độc lập và chủ quyền.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nêu rõ theo luật pháp, công dân có rất nhiều quyền và nghĩa vụ, trong đó, liên quan đến bầu cử, người dân có ba quyền đặc biệt cũng là ba nghĩa vụ lớn: Thứ nhất, mỗi công dân phải tự chăm cho mình, chăm lo cuộc sống, gia đình mình để có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Thứ hai, công dân đóng góp vào sự phát triển toàn diện của đất nước, trong đó, có nhiệm vụ góp phần bảo vệ Tổ quốc. Thứ ba, công dân góp phần vào việc bầu ra những người lãnh đạo, xây dựng đất nước đi lên. Đây là ba quyền rất thiêng liêng.
Một gia đình muốn hạnh phúc, cha mẹ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình. Một đất nước muốn phát triển tốt, người lãnh đạo phải có tâm huyết, có trí tuệ, tài năng để lo cho đất nước, lo cho quê hương mình. Bầu cử là một sự kiện rất quan trọng trong đời sống chính trị xã hội của đất nước và mỗi địa phương vì nó thể hiện quyền lực của nhân dân trong việc chọn ra người đại diện mình lãnh đạo địa phương và đất nước. Đi bầu cử chính là thực hiện quyền rất thiêng liêng chọn người thay thế mình lãnh đạo đất nước, lãnh đạo địa phương, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh.
Gửi thông điệp đến đồng bào và cử tri cả nước khi thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Hiến pháp 2013 đã khẳng định rất rõ Việt Nam tất cả quyền lực đều thuộc về nhân dân. Nhà nước là vì dân, do dân và chịu sự giám sát của nhân dân. Để thực hiện quyền lực này, 5 năm có cơ hội một lần, đó là bầu ra những cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước là Quốc hội và địa phương là Hội đồng nhân dân.
Đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân chính là bầu ra những người sẽ đại diện cho quyền lợi của mỗi một người dân, mỗi một gia đình, mỗi địa phương và đất nước. Người dân mong muốn đất nước Việt Nam phát triển bền vững hơn, môi trường của Việt Nam tốt hơn, Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước trên thế giới thì hãy đi bầu những người đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân có năng lực, trí tuệ, tâm huyết thực hiện chính nguyện vọng này của đông đảo nhân dân.
Đi bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân là bầu cho tương lai mà chúng ta mong muốn. Cử tri cả nước, từ miền núi đến hải đảo, nông thôn đến đô thị hãy đi bầu vì tương lai của chính mình, vì tương lai của quê hương mình, vì tương lai của đất nước Việt Nam./.
Tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản Phật lịch 2560, dương lịch 2016  (21/05/2016)
Nga khẳng định Việt Nam là ưu tiên đối ngoại tại châu Á-Thái Bình Dương  (21/05/2016)
Phát triển toàn diện và thực chất quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ  (21/05/2016)
Toàn văn phát biểu của Thủ tướng tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Nga  (21/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị Cấp cao Kỷ niệm ASEAN - Nga  (21/05/2016)
Bầu cử sớm tại một số địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang  (21/05/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên