Sử dụng tài nguyên hiệu quả giúp giảm lượng khai thác và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Ủy ban Tài nguyên Quốc tế thuộc Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) ngày 15-5 công bố một báo cáo cho biết, khối lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác trên thế giới có thể giảm tới 28% vào năm 2050 nhờ việc sử dụng hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên và hành động toàn cầu chống biến đối khí hậu. Báo cáo nhấn mạnh điều này còn có thể góp phần giúp kinh tế tăng trưởng.
Theo báo cáo, nhu cầu về tài nguyên trong đó có quặng kim loại, khoáng sản và nhiên liệu hóa thạch ước tính tăng mạnh do dân số thế giới dự đoán tăng lên 9,7 tỷ người vào năm 2050. Để đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng này, lượng tài nguyên thiên nhiên được khai thác có thể tăng từ 85 tỷ tấn/năm lên tới 186 tỷ tấn/năm vào năm 2050. Ủy ban Tài nguyên Quốc tế cảnh báo việc này có thể hủy hoại môi trường và làm cạn kiệt nguồn tài nguyên trên Trái Đất.
Tuy nhiên, nếu các nước ban hành các chính sách và sáng kiến nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên và giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu, thì lượng tài nguyên khai thác có thể giảm tới 28%/năm trên thế giới và giảm đến 31% trong Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) vào năm 2050. Các phân tích cho thấy, tăng trưởng kinh tế mạnh hơn gắn liền với chính sách sử dụng tài nguyên hiệu quả còn giúp giảm 60% lượng khí thải trên thế giới và tăng 1% sản lượng kinh tế trong G7 và trên thế giới vào năm 2050.
Giám đốc điều hành UNEP Achim Steiner nhấn mạnh nếu không có sự thay đổi căn bản trong sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, thì sẽ không thể đạt được mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ Trái Đất không quá 2 độ C so với thời kỳ tiền Cách mạng công nghiệp, như đã đề ra trong thỏa thuận chống biến đổi khí hậu đạt được tại Paris (Pháp) hồi tháng 12-2015. Trong khi đó, Bộ trưởng Môi trường Nhật Bản Tamayo Marukawa cũng nhấn mạnh lợi ích của việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên - một vấn đề đến nay vẫn chưa được cộng đồng quốc tế nhận thức đầy đủ. Theo ông T. Marukawa, sử dụng tài nguyên hiệu quả không những có thể góp phần bảo vệ môi trường mà còn có tác động tích cực đến kinh tế, nâng cao tính cạnh tranh, tạo việc làm, và có thể là yếu tố then chốt thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Báo cáo trên được công bố tại hội nghị bộ trưởng môi trường G7 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Canada, Đức, Italy và Nhật Bản) diễn ra từ ngày 15 đến ngày 16-5-2016 tại thành phố Toyama, Nhật Bản./.
Trao quyết định Bí thư Đảng ủy Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh  (16/05/2016)
Cộng đồng người Việt tại Canada và Cộng hòa Séc kỷ niệm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (16/05/2016)
Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo Bác Hồ  (16/05/2016)
Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo Bác Hồ  (16/05/2016)
Chỉ thị của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo Bác Hồ  (16/05/2016)
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay