Năm 2016, Cần Thơ quyết liệt cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
TCCSĐT - Đó là khẳng định của đồng chí Lê Văn Tâm, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ tại Hội nghị phân tích Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số hiệu quả quản trị, hành chính công (PAPI) năm 2015 của thành phố Cần Thơ, tổ chức ngày 10-5-2016 tại Hội trường Ủy ban nhân dân Thành phố.
Hội nghị được tiến hành với sự tham dự của hơn 200 đại biểu đại diện Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành và các quận, huyện trên địa bàn Thành phố.
Về chỉ số PCI, theo công bố kết quả xếp hạng Chỉ số PCI năm 2015 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thực hiện, thành phố Cần Thơ đạt 59,81 điểm, xếp hạng thứ 14 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tăng 1 bậc so với năm 2014, xếp trong nhóm địa phương có chất lượng điều hành “Khá”. Cụ thể, Thành phố có 06/10 chỉ số thành phần được cải thiện, tăng điểm so với năm 2014 gồm: Chi phí không chính thức tăng 0,48 điểm; Chi phí thời gian tăng 0,41 điểm; Tiếp cận đất đai tăng 0,35 điểm; Tính năng động tăng 0,29 điểm; Thiết chế pháp lý tăng 0,24 điểm; Tính minh bạch tăng 0,02 điểm. Nổi bật nhất trong năm 2015 là thời gian chờ đăng ký và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được rút ngắn ở mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua, thời gian chuẩn bị và hoàn tất sửa đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp giảm từ 10 ngày xuống còn 03 ngày làm việc; chi phí thời gian thực hiện các thủ tục hành chính được cải thiện tích cực, 62,60% doanh nghiệp cho rằng các thủ tục giấy tờ đơn giản hơn, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần, thời gian thanh tra, kiểm tra thuế giảm bình quân từ 8 giờ xuống còn 4,5 giờ cho một cuộc thanh tra; 51,55% doanh nghiệp cho rằng Ủy ban nhân dân Thành phố đã năng động, linh hoạt hơn trong việc giải quyết các vấn đề mới phát sinh (tỷ lệ này năm 2014 là 47%).
Về chỉ số PAPI, năm 2015 hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn đã thực hiện công khai, minh bạch các hoạt động, công tác cán bộ, tài chính, thủ tục hành chính, mức thu phí và lệ phí theo quy định; nhiều sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân các quận, huyện và xã, phường, thị trấn đã tăng cường tiếp xúc, đối thoại để tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp trong thực hiện các thủ tục hành chính; nhiều đơn vị, địa phương công khai, minh bạch các thông tin về quy hoạch, đất đai, thu chi tài chính; tất cả các sở, ban ngành, quận, huyện và xã, phường, thị trấn đã thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết công việc cho tổ chức, công dân, doanh nghiệp;…
Hội nghị cũng đã tập trung thảo luận, làm rõ những khó khăn, hạn chế trong việc cải thiện Chỉ số PCI và Chỉ số PAPI của thành phố năm 2015. Đó là: Công tác quy hoạch phát triển làm định hướng thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư chưa đáp ứng yêu cầu; chưa hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, doanh nghiệp trình tự, thủ tục, thành phần hồ sơ một số thủ tục hành chính theo Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản có liên quan; công tác thực hiện giao dịch điện tử chưa đạt yêu cầu; công tác xúc tiến đầu tư còn nhiều hạn chế; một số sở, ngành chưa linh hoạt, chủ động trong việc rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính không còn phù hợp, gây phiền hà cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư; việc công khai, minh bạch trong các hoạt động ngân sách tại một số sở, ngành, địa phương chưa tốt; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế;…
Phát biểu tại hội nghị, đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp nhằm cải thiện Chỉ số PCI và Chỉ số PAPI năm 2016 của Thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ Lê Văn Tâm đề nghị: Năm 2016, các sở, ban, ngành và các địa phương cần quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP ngày 28-4-2016 của Chính phủ “Về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020”; Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố triển khai thực hiện Chủ đề năm 2016 “Đẩy mạnh thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế”; Xây dựng và thực hiện có hiệu quả Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016 - 2020” nhằm xây dựng môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, công khai, minh bạch, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của Thành phố.
Một số nhiệm vụ trọng tâm được đồng chí Lê Văn Tâm nhấn mạnh là: Xây dựng và ban hành chính sách đặc thù mới để thu hút các nhà đầu tư, kinh doanh, đến thành phố Cần Thơ làm ăn, nhất là các nhà đầu tư nước ngoài; tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ kịp thời các chính sách thuế mới, chính sách thuế sửa đổi, bổ sung bằng nhiều hình thức cho người nộp thuế; phát huy Mô hình một cửa và một cửa liên thông; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đặc biệt là thủ tục liên quan đến lĩnh vực đầu tư - đất đai - xây dựng, rút ngắn thời gian, chi phí và rủi ro thực hiện thủ tục hành chính của doanh nghiệp, người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra liên ngành nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; cải cách căn bản và toàn diện phương thức xúc tiến đầu tư theo hướng gắn liền với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển của thành phố; tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn kinh tế lớn, đa quốc gia, đồng thời chú trọng đến doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp và công nghiệp hỗ trợ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực sản xuất và đời sống nhất là các ngành: Thuế, Hải quan, Bảo hiểm xã hội, Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư, Công thương, Y tế./.
Mấy suy nghĩ về người ứng cử đại biểu Quốc hội là doanh nhân  (10/05/2016)
Mấy suy nghĩ về người ứng cử đại biểu Quốc hội là doanh nhân  (10/05/2016)
Công bố quyết định của Bộ Chính trị chỉ định Quân ủy Trung ương  (10/05/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang: Chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc là bất khả xâm phạm  (10/05/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên