Khai mạc kỳ họp lần thứ tư Quốc hội Trung Quốc khóa 12
21:13, ngày 05-03-2016
TCCSĐT - Sáng 05-3-2016, Kỳ họp lần thứ tư Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc (tức Quốc hội) khóa XII đã khai mạc tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh. Đây là sự kiện chính trị lớn tổ chức thường niên, nhằm thảo luận và thông qua các quyết sách lớn của Trung Quốc trong năm 2016 và 5 năm tới
Tại phiên khai mạc, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đọc Báo cáo công tác chính phủ, theo đó chính phủ đặt mục tiêu kiềm chế tăng giá tiêu dùng năm 2016 khoảng 3%. Mục tiêu này không thay đổi so với năm 2015, nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI - cơ sở để tính lạm phát) chỉ tăng 1,4%, mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.
Theo số liệu mới nhất, CPI tháng 1 đã nhích lên, nhưng mức tăng 1,8% này cũng không giúp giảm lo ngại về sức ép giảm phát vì kết quả này chủ yếu là nhờ các nhân tố mang tính thời vụ như giá lương thực tăng trong dịp Tết Nguyên đán. Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7% trong năm 2016, và duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ở mức ít nhất 6,5% cho tới năm 2020. Trong năm 2015, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9% - mức thấp nhất trong 1/4 thế kỷ qua.
Đây là mức được Trung Quốc cho là “hợp lý” trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển, mà theo cách gọi của nước này là đang bước vào "trạng thái bình thường mới". Theo Thủ tướng Trung Quốc, đặt ra mục tiêu này là đã tính toán kỹ đến tất cả các yếu tố.
Về tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng từ 2,3% trong năm 2015 lên mức 3% trong năm nay và cắt giảm nhiều loại thuế. Dự kiến, thâm hụt ngân sách năm 2016 sẽ ở mức 2.180 tỷ nhân dân tệ (335 tỷ USD), tăng 560 tỷ nhân dân tệ so với năm 2015. Trong bản báo cáo, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, tình hình phát triển của Trung Quốc đang đối diện với nhiều khó khăn và thách thức, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới cũng như những rủi ro, mâu thuẫn nội tại trong nước mang lại. Nền kinh tế đang chịu áp lực của đà giảm tăng trưởng...
Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13, là năm “then chốt” thực hiện thành công mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đề ra hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các mục tiêu trên như: ổn định và hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo cho kinh tế vận hành ở mức hợp lý, tăng cường chuyển đổi cơ cấu tạo động lực cho phát triển bền vững, tăng cường nội nhu, mở rộng không gian phát triển, mở rộng cải cách mở cửa, coi trọng bảo vệ môi trường…
Cùng với vấn đề kinh tế, các chính sách về tài chính, tiền tệ, công tác xây dựng pháp luật, chống khủng bố, an ninh mạng, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo và các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh cũng là nội dung nổi bật trong báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Báo cáo ngân sách tài chính năm 2016 được công bố tại phiên khai mạc Quốc hội cho thấy ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 7,6% so với năm 2015, đạt 954,354 tỷ nhân dân tệ, xấp xỉ 150 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong 6 năm Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự chỉ một chữ số. Kể từ năm 1989, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã tăng hai chữ số mỗi năm, ngoại trừ năm 2010, khi chính phủ thắt lưng buộc bụng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Kỳ họp lần này của Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ xem xét và thảo luận Dự thảo đề cương Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 13, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, tình hình thực hiện dự toán ngân sách trung ương và địa phương năm 2015./.
Theo số liệu mới nhất, CPI tháng 1 đã nhích lên, nhưng mức tăng 1,8% này cũng không giúp giảm lo ngại về sức ép giảm phát vì kết quả này chủ yếu là nhờ các nhân tố mang tính thời vụ như giá lương thực tăng trong dịp Tết Nguyên đán. Chính phủ Trung Quốc cũng đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế từ 6,5-7% trong năm 2016, và duy trì tỷ lệ tăng trưởng hàng năm ở mức ít nhất 6,5% cho tới năm 2020. Trong năm 2015, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9% - mức thấp nhất trong 1/4 thế kỷ qua.
Đây là mức được Trung Quốc cho là “hợp lý” trong bối cảnh kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, kinh tế Trung Quốc đang trong giai đoạn chuyển đổi mô hình phát triển, mà theo cách gọi của nước này là đang bước vào "trạng thái bình thường mới". Theo Thủ tướng Trung Quốc, đặt ra mục tiêu này là đã tính toán kỹ đến tất cả các yếu tố.
Về tỷ lệ thâm hụt ngân sách so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Chính phủ Trung Quốc đặt mục tiêu tăng từ 2,3% trong năm 2015 lên mức 3% trong năm nay và cắt giảm nhiều loại thuế. Dự kiến, thâm hụt ngân sách năm 2016 sẽ ở mức 2.180 tỷ nhân dân tệ (335 tỷ USD), tăng 560 tỷ nhân dân tệ so với năm 2015. Trong bản báo cáo, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho rằng, tình hình phát triển của Trung Quốc đang đối diện với nhiều khó khăn và thách thức, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới cũng như những rủi ro, mâu thuẫn nội tại trong nước mang lại. Nền kinh tế đang chịu áp lực của đà giảm tăng trưởng...
Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 13, là năm “then chốt” thực hiện thành công mục tiêu xây dựng xã hội khá giả toàn diện. Vì vậy, Chính phủ Trung Quốc đề ra hàng loạt nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện các mục tiêu trên như: ổn định và hoàn thiện chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo cho kinh tế vận hành ở mức hợp lý, tăng cường chuyển đổi cơ cấu tạo động lực cho phát triển bền vững, tăng cường nội nhu, mở rộng không gian phát triển, mở rộng cải cách mở cửa, coi trọng bảo vệ môi trường…
Cùng với vấn đề kinh tế, các chính sách về tài chính, tiền tệ, công tác xây dựng pháp luật, chống khủng bố, an ninh mạng, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo và các vấn đề liên quan đến đời sống dân sinh cũng là nội dung nổi bật trong báo cáo công tác Chính phủ của Thủ tướng Lý Khắc Cường.
Báo cáo ngân sách tài chính năm 2016 được công bố tại phiên khai mạc Quốc hội cho thấy ngân sách quốc phòng của Trung Quốc tăng 7,6% so với năm 2015, đạt 954,354 tỷ nhân dân tệ, xấp xỉ 150 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên trong 6 năm Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự chỉ một chữ số. Kể từ năm 1989, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã tăng hai chữ số mỗi năm, ngoại trừ năm 2010, khi chính phủ thắt lưng buộc bụng sau khủng hoảng tài chính toàn cầu.
Kỳ họp lần này của Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ xem xét và thảo luận Dự thảo đề cương Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm lần thứ 13, tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2015 và dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016, tình hình thực hiện dự toán ngân sách trung ương và địa phương năm 2015./.
Khai mạc Hội nghị Hội đồng Chủ tịch Liên hiệp Công đoàn Thế giới  (05/03/2016)
Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh và Báo Nhân dân ký kết Chương trình phối hợp giai đoạn 2016 - 2020  (05/03/2016)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang kêu gọi cử tri lựa chọn người có tâm, có tài, hết lòng vì dân, vì nước để bầu vào Quốc hội khóa mới  (05/03/2016)
Hà Nội mong muốn Nhật Bản tiếp tục tăng cường đầu tư nhiều lĩnh vực  (04/03/2016)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Hoa Kỳ và Australia  (04/03/2016)
- Nhận diện những thuận lợi, thời cơ và khó khăn, thách thức chủ yếu của Việt Nam trong kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Hội nghị Trung ương 3 khóa XX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Chú trọng duy trì ổn định và phát triển chất lượng cao
- Tư duy lý luận của Đảng về xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam từ năm 1991 đến nay
- Nâng cao hiệu quả công tác nắm bắt, định hướng dư luận xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh trong bối cảnh mới
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
-
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm