Hội thảo “Quan hệ văn hóa Ấn Độ-Việt Nam: Hồi tưởng và triển vọng”
Tham dự hội thảo có Thứ trưởng Ngoại giao Ấn Độ phụ trách phương Đông Anil Wadhwa, Tổng Giám đốc ICCR C. Rajasekhar, Giám đốc ICCR Lokesh Chandra, Chủ tịch Ủy ban đoàn kết Việt Nam-Ấn Độ bang Tây Begal Geetesh Sharma và các học giả Ấn Độ.
Phía Việt Nam tham dự hội thảo có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng, Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Tôn Sinh Thành, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Phó Giáo sư-Tiến sỹ Phạm Văn Đức, cùng các học giả của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Wadhwa đã điểm lại mối quan hệ văn hóa lâu đời giữa Ấn Độ và Việt Nam. Ông Wadhwa khẳng định Ấn Độ đánh giá cao mối quan hệ với Việt Nam, đồng thời dẫn lại lời của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng rằng mối quan hệ giữa hai nước “trong sáng như bầu trời không một gợn mây.”
Việt Nam là một trụ cột trong chính sách Hành động hướng Đông của Ấn Độ và ngoài cấp độ song phương, Ấn Độ muốn ưu tiên tăng cường sự can dự văn hóa với Việt Nam theo khuôn khổ hợp tác giữa Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Mekong-Sông Hằng.
Về phần mình, ông Vũ Xuân Hồng khẳng định Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ lâu đời và văn hóa của Ấn Độ đã du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, ngay từ thế kỷ đầu tiên. Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ còn chia sẻ những lợi ích tương đồng và điều này tạo thành nền tảng cho hai nước duy trì và phát triển mối quan hệ hợp tác tốt trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, kinh tế, quân sự tới khoa học và công nghệ và trong đó, mối quan hệ văn hóa là một trong những lĩnh vực quan trọng mà hai nước muốn tập trung phát triển.
Ông cho rằng Việt Nam và Ấn Độ nên thúc đẩy hợp tác về giáo dục và đào tạo để người dân hai nước có cơ hội gặp gỡ và tìm hiểu về nền văn hóa của mỗi nước.
Ông Vũ Xuân Hồng khẳng định hội thảo lần này là cơ hội để các học giả và các nhà hoạt động thảo luận, tìm ra các cách thức để củng cố và phát triển mối quan hệ văn hóa giữa Ấn Độ và Việt Nam, qua đó góp phần thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Ấn Độ.
Tại cuộc hội thảo, Đại sứ Tôn Sinh Thành nhấn mạnh hội thảo lần này là một sự kiện rất quan trọng vì hợp tác văn hóa là một trong những trụ cột của mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Ấn Độ.
Đại sứ cho rằng hợp tác văn hóa nên đi tiên phong để mở đường cho hợp tác trong các lĩnh vực khác. Hai nước có nhiều thuận lợi để hợp tác về văn hóa vì cả Việt Nam và Ấn Độ đều giàu truyền thống văn hóa và có nhiều điểm tương đồng về văn hóa.
Đại sứ Tôn Sinh Thành đánh giá cuộc hội thảo lần này là cơ hội rất tốt để các đại biểu tham dự hội thảo tìm ra các biện pháp đưa hợp tác văn hóa giữa hai nước lên tầm cao mới, nhất là trong bối cảnh hai nước chuẩn bị kỷ niệm 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao.
Trong hai ngày diễn ra hội thảo, các đại biểu tham dự sẽ phân tích mối quan hệ Việt Nam-Ấn Độ trên khía cạnh lịch sử và đánh giá mối quan hệ này trong bối cảnh đương đại.
Các chủ đề của cuộc hội thảo lần này là: Văn hóa ràng buộc mối quan hệ Ấn Độ-Việt Nam; Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Ấn Độ và nhà thơ Tagore ở Việt Nam; Tác động của đạo Phật và đạo Hindu đối với văn hóa và xã hội của Việt Nam; và Tầm nhìn về quan hệ tương lai: Trao đổi ý kiến chung./.
Cộng đồng người Việt Nam tại Thụy Sĩ hướng về cội nguồn  (21/02/2016)
Mỹ-Nga đạt thỏa thuận tạm thời về lệnh ngừng bắn ở Syria  (21/02/2016)
Kỷ niệm 225 ngày mất đại danh y Lê Hữu Trác  (21/02/2016)
Các nhà tài trợ EU bàn kế hoạch giảm nợ từng bước cho Hy Lạp  (21/02/2016)
Hơn 10 tỉnh ký thỏa thuận liên kết phát triển du lịch Bắc-Nam Trung bộ  (21/02/2016)
Đại tướng Trần Đại Quang: Nghệ An không để phát sinh các "điểm nóng"  (21/02/2016)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay