Kinh tế suy thoái khiến nhu cầu mua sắm máy bay giảm mạnh
Phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn thông báo của Ban tổ chức cho biết đã có 12,3 tỷ USD giá trị hợp đồng được công bố tại Triển lãm hàng không dân dụng và quốc phòng lớn nhất ở châu Á "Singapore Air Show 2016", diễn ra từ 16 đến 21-2 tại quốc đảo này.
Con số này thấp hơn nhiều so với kỳ triển lãm trước (32 tỷ USD) và cho thấy nhu cầu mua sắm máy bay đã bị tác động mạnh trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái.
Tuy nhiên, ban tổ chức cũng nhấn mạnh rằng đã có 40 giao dịch không được tiết lộ trong triển lãm năm nay, tăng mạnh từ 24 giao dịch của năm 2014. Trong số đó, gần một nửa là các hợp đồng bảo trì, sửa chữa và đại tu (MRO) và chín hợp đồng mua máy bay.
Các hợp đồng mua máy bay hay mua sắm động cơ hầu hết đều xuất phát từ các hãng hàng không khu vực châu Á-Thái Bình Dương, như Hãng hàng không quốc gia Philippine mua 6 chiếc máy bay Airbus A350-900s trị giá 1,85 tỷ USD; hãng hàng không tư nhân Okay Airways của Trung Quốc mua 12 máy bay Boing 737s trị giá 1,3 tỷ USD; hãng hàng không của Papua New Guineabốn mua 4 máy bay Boeing 737 Max 8s trị giá 450 triệu USD hay Vietjet Air (Việt Nam) ký hợp đồng trị giá 3,04 tỷ USD với Pratt & Whitney để mua động cơ phản lực cho 63 máy bay Airbus A320neo và máy bay A321...
Các chuyên gia cho rằng bất chấp những bất ổn kinh tế ngắn hạn, triển vọng về dài hạn cho ngành hàng không vẫn khá khả quan, đặc biệt là ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi mà nhu cầu sử dụng phương tiện vận tải bằng đường không vẫn rất lớn.
Theo thống kê, hiện có hơn 1.500 đơn đặt hàng từ các hãng hàng không của khu vực, chiếm khoảng 13% các đơn đặt hàng máy bay trên toàn cầu. Hãng Boeing của Mỹ cũng dự báo khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ cần 14.550 máy bay trong vòng 20 năm tới, chiếm hơn một phần ba lượng máy bay đặt hàng trên toàn thế giới...
Bên cạnh khía cạnh thương mại, triển lãm Singapore Air Show lần thứ Năm được đánh giá là "thành công vượt quá mong đợi" khi ngoài việc thu hút sự quan tâm và tham gia của hơn 1.000 công ty đến từ 50 quốc gia trên toàn cầu, số lượng khách thương mại đến tham quan trong bốn ngày đầu triển lãm cũng tăng gần 10% so với con số hơn 40.000 người của hai năm trước đây; trong đó có rất nhiều đối tượng là đại diện các cơ quan quốc phòng các nước-những khách hàng tiềm năng.
Dự kiến, số lượng khách đến với Singapore Air Show 2016 sẽ còn đông hơn nữa khi trong hai ngày cuối tuần (20 đến 21-2), triển lãm sẽ mở cửa cho đông đảo công chúng vào tham quan.
Ban tổ chức-Công ty Experia Events, cho hay 70% các doanh nghiệp tham dự triển lãm cho biết sẽ tiếp tục có mặt tại Singapore Air Show 2018 diễn ra từ 6 đến 11-2-2018./.
Hội nghị cấp cao kinh tế châu Phi 2016 khai mạc tại Ai Cập  (20/02/2016)
Bổ sung kịp thời kinh phí để phòng, chống dịch bệnh do virus Zika  (20/02/2016)
Triển khai Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức  (20/02/2016)
Chủ tịch nước đóng góp rất lớn nâng cao vị thế của Việt Nam  (20/02/2016)
Thu hút đầu tư nông nghiệp: Bao giờ ra khỏi vòng luẩn quẩn?  (20/02/2016)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay