Bảo tồn và gìn giữ văn hóa vùng đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Phước trong hội nhập kinh tế
TCCS- Bình Phước là tỉnh miền núi nằm ở phía tây vùng Đông Nam Bộ, nơi cư trú của 41 dân tộc anh em; trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm khoảng 20%, đông nhất là dân tộc X'tiêng, Khmer, Tày, Nùng... Sau ngày tái lập tỉnh, công tác bảo tồn và gìn giữ văn hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn luôn được tỉnh chú trọng thực hiện.
Từ nhận thức sâu sắc "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội", Tỉnh ủy Bình Phước ra Nghị quyết số 07-NQ/TU chuyên đề về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và biên giới, trong đó nêu rõ: Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho nhân dân là biện pháp quan trọng hàng đầu để bảo tồn gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số, nhất là dân tộc bản địa.
Ý thức rõ tầm quan trọng của việc bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc, thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về văn hóa, từ khi tái lập tỉnh cho đến nay, Đảng bộ Bình Phước luôn quan tâm chăm lo sự nghiệp phát triển văn hóa, nhất là từ khi có Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Mặc dù còn một số khó khăn do ảnh hưởng từ cuộc suy thóai kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2008, các mặt kinh tế - xã hội của tỉnh vẫn duy trì mức phát triển khá vững chắc: GDP tăng 14%; giá trị sản xuất nông, lâm tăng 7%, công nghiệp, xây dựng tăng 22,4%, thu ngân sách tăng 16%; kim ngạch xuất khẩu tăng 13,1%; thu nhập bình quân đầu người 14,58 triệu đồng, tăng 21,8%; đặc biệt tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,1%. Tỉnh đã hỗ trợ 4.050 căn nhà cho bà con người đồng bào dân tộc đặc biệt khó khăn và 993.400 m2 đất ở; hỗ trợ 3.950 ha đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện 134. Tỉnh đã trích ngân sách 10,5 tỉ đồng trợ cước, trợ giá cho bà con đồng bào dân tộc thông qua những mặt hàng thiết yếu như: muối i-ốt, tập vở học sinh, phân bón, giống cây trồng.
Ngành văn hóa tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về văn hóa các dân tộc thiểu số. Tiêu biểu là các đề tài "Nhạc cụ trong đồng bào dân tộc ở Bình Phước", "Truyện kể dân gian X’tiêng", "Nghề dệt thổ cẩm trong đồng bào X’tiêng", "Tục cưới hỏi trong đồng bào X’tiêng"... Ngành văn hóa tỉnh phối hợp với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên tham gia nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch và xuất bản "Sử thi Tây Nguyên"; các nhà sưu tầm đã tìm lại và hệ thống các làn điệu dân ca, ghi chép những bộ sử thi nổi tiếng, trong đó có hai bộ vô cùng đặc sắc: Sử thi Tâm Dất và bộ sử thi Purao; ghi âm được 130 băng cát-xét với dung lượng trên 150 sử thi của các dân tộc X’tiêng và Mnông; sưu tập được hơn 5.000 hiện vật văn hóa và lịch sử.
Tỉnh luôn quan tâm đến công tác đào tạo và tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ văn hóa cơ sở là người dân tộc thiểu số. Đến nay, toàn tỉnh đã có 54 cán bộ người dân tộc thiểu số đang làm việc tại các Ban Văn hóa thông tin cấp xã. Qua hoạt động thực tiễn, lực lượng này đã phát huy được vai trò của người cán bộ trong việc tuyên truyền, vận động các già làng chú ý giữ gìn các hiện vật văn hóa như cồng chiêng, các nhạc cụ dân tộc. Hiện nay tỉnh đã xây dựng và đưa vào sử dụng 203 nhà văn hóa cộng đồng. Tất cả các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh đã được phủ sóng phát thanh, truyền hình.
Các hoạt động lễ hội của đồng bào các dân tộc được tỉnh Bình Phước quan tâm tổ chức thường xuyên. Hằng năm, ngành văn hóa tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức các lễ hội cho đồng bào, tạo không khí lành mạnh, vui tươi, thiết thực và bổ ích. Tiêu biểu như các lễ hội: Mừng lúa mới của đồng bào X’tiêng (Lễ đâm trâu), Lễ Senđônta, Tết Chol Chnăm Thmây của đồng bào Khmer, Tết Ramwan của đồng bào Chăm. Các tập tục cưới hỏi, ma chay, thờ cúng... của đồng bào dân tộc thiểu số đã từng bước được thực hiện văn minh, đậm đà bản sắc dân tộc. Năm 2007, tỉnh tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng các dân tộc lần thứVI với sự tham gia của 9 đoàn nghệ thuật huyện, thị và Công ty Cao su Dầu Tiếng. Các ngành giáo dục, văn hóa và Ban Dân tộc tỉnh đã phối hợp soạn thảo tài liệu giảng dạy bằng tiếng X’tiêng gồm nhiều chủ đề thiết thực: về đất nước, về cách mạng, về gia đình, về nguồn cội văn hóa X’tiêng, về chăm sóc sức khỏe cộng đồng...
Công tác xây dựng hệ thống thiết chế và hoạt động văn hóa ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được tập trung thực hiện từ tỉnh đến cơ sở với phương châm "Nhà nước và nhân dân cùng làm". Tỉnh đầu tư kinh phí 10,5 tỉ đồng để xây dựng các công trình văn hóa, thể thao. Toàn tỉnh có 96/104 xã có sân thể thao, 542/814 thôn, sóc, ấp, khu phố có nhà văn hóa, 165.489 gia đình được công nhận danh hiệu "Gia đình văn hóa", chiếm tỷ lệ: 91%, có 495/814 khu dân cư đạt danh hiệu "Khu dân cư tiên tiến và văn hóa", trong đó: đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ 60,80%.
Bảo đảm sự chỉ đạo kiên quyết của Đảng bộ tỉnh trong việc tổ chức thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước, sự nỗ lực của các cấp, các ngành nhằm bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của địa phương trực tiếp tập trung phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. |
Một là, hằng năm cấp ủy, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở đã có chương trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII và Kết luận Hội nghị Trung ương 10 khóa IX về "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc"; triển khai có hiệu quả Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị khóa X về "Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật trong tình hình mới", chương trình thực hiện Nghị quyết số 07 của Đảng bộ tỉnh và đưa cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc.
Hai là, Phát huy hiệu quả thiết thực của chương trình bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa bàn tỉnh Bình Phước trực tiếp góp phần xây dựng khối đại đoàn kết trong đồng bào các dân tộc tỉnh Bình Phước, củng cố mạnh mẽ cơ sở, niềm tin về ý thức cộng đồng, ý thức tự tôn dân tộc, tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng, một lòng một dạ đi theo Đảng, Bác Hồ kính yêu tạo động lực vững chắc để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh.
Ba là, công tác bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa vùng đồng bào các dân tộc phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất của các cấp ủy, chính quyền các cấp và sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan ban ngành, đoàn thể địa phương nhằm tập trung phát triển kinh tế, nâng cao đời sống cho đồng bào dân tộc là biện pháp quan trọng hàng đầu để bảo tồn gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc thiểu số.
Bốn là, quan tâm tổ chức thực hiện và phát huy hiệu quả công tác nghiên cứu, sưu tầm về văn hóa các dân tộc thiểu số và tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống của đồng bào các dân tộc, qua đó giúp cho chính quyền và đồng bào các dân tộc hiểu sâu sắc, toàn diện hơn về đời sống văn hóa tinh thần. Việc duy trì và phát triển văn hóa cồng chiêng, các làn điệu múa dân gian, hát dân ca góp phần củng cố khối đại đoàn kết các dân tộc trong tiến trình "xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc".
Năm là, từ thực tiễn quá trình đổi mới và hội nhập đã và đang diễn ra sôi động trên địa bàn tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao thoa giữa các nền văn hóa, giúp cho văn hóa của mỗi dân tộc thiểu số vừa giữ được bản sắc riêng vừa tiếp thu những tinh hoa văn hóa của các dân tộc khác, của nhân loại, thông qua các hoạt động giao lưu văn hóa của các địa phương, của khu vực, của quốc gia và giao lưu văn hóa quốc tế.
Để tiếp tục làm tốt công tác bảo tồn và giữ gìn văn hóa vùng đồng bào dân tộc trong tỉnh Bình Phước, những nhiệm vụ tiếp theo được đặt ra là:
Thứ nhất, giải quyết hài hòa mối quan hệ tương tác giữa phát triển kinh tế với bảo tồn và phát triển văn hóa trong tỉnh. Vì phát triển kinh tế là nền tảng, mục tiêu trọng tâm, là cơ sở, điều kiện bảo đảm để văn hóa tồn tại và phát triển. Ngược lại, khi những giá trị văn hóa có điều kiện phát triển bền vững sẽ tạo sự đồng thuận trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc tạo tiền đề quan trọng để kinh tế phát triển nhanh và vững chắc.
Thứ hai, tiếp tục quan tâm đầu tư thỏa đáng cho công tác nghiên cứu khoa học, sưu tầm, xuất bản các bộ sử thi, các loại sách giáo khoa song ngữ, khôi phục lại nhà Rông, nhà Dài truyền thống vì đây là địa điểm sinh hoạt văn hóa có ý nghĩa tâm linh rất lớn của đồng bào, cho thanh niên các dân tộc thiểu số. Đồng thời cho phép khôi phục và tổ chức lại các lễ hội còn có ý nghĩa tâm linh và giáo dục đối với đời sống văn hóa cộng đồng, thường xuyên tổ chức các lễ hội giao lưu văn hóa như tuần lễ văn hóa, liên hoan văn hóa ở các địa phương và khu vực.
Thứ ba, quan tâm đầu tư thích đáng xây dựng các thiết chế văn hóa ở cơ sở, nhất là ở thôn, làng, khu dân cư tập trung. Đầu tư nâng cao hiệu quả của các đội tuyên truyền cổ động, quan tâm đầu tư xây dựng công viên văn hóa các dân tộc của tỉnh. Củng cố nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Văn học nghệ thuật, Bảo tàng tỉnh, đẩy mạnh công tác sưu tầm, tái tạo, bảo tồn các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể thông qua các dự án cụ thể với quy trình chặt chẽ và đúng quy định của Luật Di sản văn hóa.
Thứ tư, tập trung giải quyết vấn đề đất đai, dân tộc, nhằm giải quyết tận gốc những vấn đề bất ổn về kinh tế - xã hội trong thời gian qua. Đồng thời, để gần dân, sát dân hơn, những người làm công tác văn hóa cần chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng hưởng thụ văn hóa chính đáng của đồng bào và làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền về các vấn đề văn hóa - xã hội một cách kịp thời. Đối với công tác với từng buôn, cần phát huy vai trò của già làng, trưởng bản và các nghệ nhân trong công tác tuyên truyền, vận động giáo dục, thuyết phục bà con buôn làng noi theo trong công tác xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và giá trị của công tác bảo tồn và giữ gìn văn hóa các dân tộc trong tỉnh trong điều kiện hội nhập kinh tế./.
Công bố số liệu thống kê kinh tế - xã hội năm 2009  (01/01/2010)
Đất nước đang bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”  (01/01/2010)
Tổng kết năm 2009 và sơ kết 3 năm thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” của Đảng bộ Khối các cơ quan trung ương  (31/12/2009)
Giới thiệu chính sách mới số 192  (31/12/2009)
Đoàn cán bộ Tạp chí Cộng sản thăm và làm việc tại Ma-lai-xi-a  (31/12/2009)
Mục lục Hồ sơ sự kiện số 96 (1-1-2010)  (31/12/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên