Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự lễ khánh thành, khởi công nhiều công trình lớn tại tỉnh Cà Mau
00:14, ngày 17-01-2016
TCCSĐT- Ngày 16-01-2016, tại tỉnh Cà Mau, Bộ Giao thông vận tải, các bộ, ngành trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phối hợp tổ chức Lễ khánh thành, thông xe kỹ thuật, đưa vào sử dụng cầu Hòa Trung nối thành phố Cà Mau với huyện Đầm Dơi; đường Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi; khởi công công trình biểu tượng Cột Cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau và Nhà máy điện gió Khu Du lịch Khai Long - Cà Mau.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đến dự lễ khánh thành và khởi công các công trình này. Cùng dự còn có nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước; đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo và nhân dân tỉnh Cà Mau.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi có tổng chiều dài 58,7km, điểm đầu từ thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn và điểm cuối tại Khu du lịch Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 3.932 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, có bề rộng mặt đường là 6m, riêng đoạn qua thị trấn Năm Căn có bề rộng mặt đường 21m. Toàn tuyến có 22 cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Trong giai đoạn trước mắt, đoạn đường này được đầu tư xây dựng từ thị trấn Năm Căn đến xã Đất Mũi dài 51,3 km, với tổng mức đầu tư là 3.540 tỷ đồng. Đến nay, đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi đã cơ bản xong móng đường để nối thông tuyến từ thị trấn Năm Căn tới Đất Mũi.
Cầu Hòa Trung bắc qua sông Gành Hào, nối thông tuyến đường thành phố Cà Mau đến huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) được Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng từ đầu tháng 7- 2015. Cầu có tổng chiều dài 1.286m, được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, với bề rộng 10m. Đây là dự án có thời gian lập dự án và thi công ngắn nhất (khởi công từ tháng 7-2015) do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện và các nhà thầu tự ứng vốn để xây dựng, với tổng mức đầu tư khoảng 383 tỷ đồng.
Phát biểu tại Lễ thông xe Dự án đầu tư xây dựng cầu Hòa Trung và đường Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực phấn đấu của Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, các cơ quan có liên quan, các đơn vị tư vấn, thi công đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó để xây dựng hoàn thành đưa hai công trình này vào sử dụng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn. Thủ tướng nhấn mạnh: Sự kiện khánh thành, thông xe kỹ thuật đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi đã nối thông toàn tuyến đường bộ từ Pắc Bó (Cao Bằng) - điểm đầu của đất nước đến Mũi Cà Mau - điểm cuối cùng của đất nước.
Cầu Hòa Trung được đưa vào sử dụng đã phá thế biệt lập do cách trở đò giang của hơn 200 ngàn người dân của huyện Đầm Dơi với thành phố Cà Mau và nhiều địa phương khác trong tỉnh Cà Mau. Đây là hai công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Cà Mau và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới, các đơn vị tư vấn, thi công tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại để công trình cầu Hòa Trung, tuyến đường bộ từ thành phố Cà Mau đến huyện Đầm Dơi và đường Hồ Chí Minh đoạn từ Năm Căn đến Đất Mũi, đảm bảo giao thông thông suốt, thuận lợi, an toàn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống người dân ở vùng cực Nam Tổ quốc.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo thành phố Hà Nội, tỉnh Cà Mau và các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cùng tham dự Lễ khởi công xây dựng công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi Cà Mau và Dự án Nhà máy điện gió Khu Du lịch Khai Long tại bãi biển Khai Long, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Công trình biểu tượng Cột Cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau được xây dựng ở vị trí trung tâm trong rừng đước quốc gia Cà Mau, có thiết kế mô phỏng khá tương đồng với kiến trúc của Cột Cờ Hà Nội. Công trình gồm có 3 tầng đế và một thân cột. Theo thiết kế, tầng một cao 3,1m, tầng hai cao 3,7m, tầng ba cao 5,1m. Trên ba tầng này là thân Cột Cờ cao 18m. Toàn bộ chiều cao của Cột Cờ là 33,4m, nếu tính cả cán cờ chiều cao tổng cộng lên đến 41,4m. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử và du lịch, góp phần nâng cao hình ảnh về sự gắn kết, gần gũi giữa Thủ đô Hà Nội với vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
Dự án Nhà máy điện gió Khu Du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn 1 có công suất 100MW (lắp dựng 50 tua bin gió, công suất mỗi tua bin 2MW), với tổng vốn đầu tư trước thuế là 5.519 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư. Công trình được xây dựng trên diện tích đất và mặt biển trên thềm lục địa 2.165 ha, với khoảng cách từ đất liền ra biển 500m. Đây là dự án có quy mô lớn thuộc chương trình phát triển năng lượng sạch, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tăng thêm nguồn năng lượng để phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.
Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi có tổng chiều dài 58,7km, điểm đầu từ thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn và điểm cuối tại Khu du lịch Đất Mũi, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau. Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 3.932 tỷ đồng từ vốn trái phiếu Chính phủ, do Bộ Giao thông vận tải làm chủ đầu tư, được xây dựng theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, có bề rộng mặt đường là 6m, riêng đoạn qua thị trấn Năm Căn có bề rộng mặt đường 21m. Toàn tuyến có 22 cầu được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực. Trong giai đoạn trước mắt, đoạn đường này được đầu tư xây dựng từ thị trấn Năm Căn đến xã Đất Mũi dài 51,3 km, với tổng mức đầu tư là 3.540 tỷ đồng. Đến nay, đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi đã cơ bản xong móng đường để nối thông tuyến từ thị trấn Năm Căn tới Đất Mũi.
Cầu Hòa Trung bắc qua sông Gành Hào, nối thông tuyến đường thành phố Cà Mau đến huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau) được Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khởi công xây dựng từ đầu tháng 7- 2015. Cầu có tổng chiều dài 1.286m, được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép và bê tông cốt thép dự ứng lực, với bề rộng 10m. Đây là dự án có thời gian lập dự án và thi công ngắn nhất (khởi công từ tháng 7-2015) do Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh thực hiện và các nhà thầu tự ứng vốn để xây dựng, với tổng mức đầu tư khoảng 383 tỷ đồng.
Phát biểu tại Lễ thông xe Dự án đầu tư xây dựng cầu Hòa Trung và đường Hồ Chí Minh đoạn từ cầu Năm Căn đến Đất Mũi, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực phấn đấu của Bộ Giao thông vận tải, Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh, các cơ quan có liên quan, các đơn vị tư vấn, thi công đã nỗ lực phấn đấu, vượt khó để xây dựng hoàn thành đưa hai công trình này vào sử dụng đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng, an toàn. Thủ tướng nhấn mạnh: Sự kiện khánh thành, thông xe kỹ thuật đường Hồ Chí Minh đoạn Năm Căn - Đất Mũi đã nối thông toàn tuyến đường bộ từ Pắc Bó (Cao Bằng) - điểm đầu của đất nước đến Mũi Cà Mau - điểm cuối cùng của đất nước.
Cầu Hòa Trung được đưa vào sử dụng đã phá thế biệt lập do cách trở đò giang của hơn 200 ngàn người dân của huyện Đầm Dơi với thành phố Cà Mau và nhiều địa phương khác trong tỉnh Cà Mau. Đây là hai công trình có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; củng cố quốc phòng - an ninh, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân tỉnh Cà Mau và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Thủ tướng đề nghị, trong thời gian tới, các đơn vị tư vấn, thi công tiếp tục hoàn thiện các hạng mục còn lại để công trình cầu Hòa Trung, tuyến đường bộ từ thành phố Cà Mau đến huyện Đầm Dơi và đường Hồ Chí Minh đoạn từ Năm Căn đến Đất Mũi, đảm bảo giao thông thông suốt, thuận lợi, an toàn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống người dân ở vùng cực Nam Tổ quốc.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, các đồng chí đại diện lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo các Bộ, ngành trung ương, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, lãnh đạo thành phố Hà Nội, tỉnh Cà Mau và các tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long đã cùng tham dự Lễ khởi công xây dựng công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội tại Đất Mũi Cà Mau và Dự án Nhà máy điện gió Khu Du lịch Khai Long tại bãi biển Khai Long, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
Công trình biểu tượng Cột Cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau được xây dựng ở vị trí trung tâm trong rừng đước quốc gia Cà Mau, có thiết kế mô phỏng khá tương đồng với kiến trúc của Cột Cờ Hà Nội. Công trình gồm có 3 tầng đế và một thân cột. Theo thiết kế, tầng một cao 3,1m, tầng hai cao 3,7m, tầng ba cao 5,1m. Trên ba tầng này là thân Cột Cờ cao 18m. Toàn bộ chiều cao của Cột Cờ là 33,4m, nếu tính cả cán cờ chiều cao tổng cộng lên đến 41,4m. Đây là công trình có ý nghĩa quan trọng về văn hóa, lịch sử và du lịch, góp phần nâng cao hình ảnh về sự gắn kết, gần gũi giữa Thủ đô Hà Nội với vùng đất cực Nam của Tổ quốc.
Dự án Nhà máy điện gió Khu Du lịch Khai Long - Cà Mau giai đoạn 1 có công suất 100MW (lắp dựng 50 tua bin gió, công suất mỗi tua bin 2MW), với tổng vốn đầu tư trước thuế là 5.519 tỷ đồng, do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đầu tư. Công trình được xây dựng trên diện tích đất và mặt biển trên thềm lục địa 2.165 ha, với khoảng cách từ đất liền ra biển 500m. Đây là dự án có quy mô lớn thuộc chương trình phát triển năng lượng sạch, thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở đồng bằng sông Cửu Long, góp phần tăng thêm nguồn năng lượng để phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế./.
Những mảng xám trên bức tranh kinh tế Venezuela  (17/01/2016)
Hơn 100 thiếu nhi tham gia cuộc thi vẽ tranh về biển, đảo  (16/01/2016)
Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh đồng chí Trần Quốc Hoàn  (16/01/2016)
WEF cảnh báo những rủi ro với kinh tế toàn cầu từ thiên tai  (16/01/2016)
Bế mạc phiên họp thứ 44 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII  (16/01/2016)
Lễ đóng điện công trình trạm biến áp 110 kv Long Bình An (Tuyên Quang)  (16/01/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển