Quản trị tài nguyên và tái cơ cấu nông nghiệp trong bối cảnh liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long
21:42, ngày 15-01-2016
TCCSĐT - Ngày 15-01-2016, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright tổ chức Hội thảo “Quản trị tài nguyên và tái cơ cấu nông nghiệp trong bối cảnh liên kết vùng ở đồng bằng sông Cửu Long”.
Phát biểu tại hội thảo, Ủy viên chuyên trách kinh tế Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ Trần Hữu Hiệp, nhấn mạnh: Là vùng trọng điểm sản xuất, xuất khẩu nông thủy sản của cả nước nhưng đồng bằng sông Cửu Long đang đối diện với nhiều thách thức, đe dọa đến sự phát triển bền vững trong thời gian tới. Trong bối cảnh đó, một yêu cầu cấp thiết đã và đang được đặt ra là phải tăng cường liên kết vùng để đối phó với những thách thức trong quản trị các nguồn tài nguyên, ứng phó với tác động bất lợi do biến đổi khí hậu và tái cơ cấu nông nghiệp.
Với mục đích cung cấp thông tin và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết vùng, hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề liên kết vùng, liên kết các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công để quản trị tài nguyên nước trước tác động của biến đổi khí hậu và những công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Công; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp; những vấn đề đặt ra trong cải cách thể chế để quản trị tốt các nguồn tài nguyên và tái cơ cấu nông nghiệp.
Trong lĩnh vực tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long, theo ý kiến của nhiều đại biểu là các nhà khoa học tại hội thảo, mối quan ngại lớn nhất hiện nay là ảnh hưởng của 11 hồ chứa trên dòng chính sông Mê Công đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng ở Thái Lan, Lào, Cam pu chia đối với số lượng và chất lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ tác động đến nông nghiệp, thủy sản, giao thông thủy và sinh kế của hàng chục triệu người dân sinh sống ven sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc hạ lưu sông Mê Công.
Trong lĩnh vực quản trị tài nguyên đất, nhiều đại biểu cho rằng diện tích đất lúa cao sản tăng lên rất nhanh trong thời gian qua đã làm thay đổi căn bản hệ thống sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nguồn tài nguyên đất. Bên cạnh lợi ích đem lại từ việc xây dựng hệ thống đê bao, tăng 2 vụ lúa lên 3 vụ lúa hàng năm ở nhiều vùng đã xuất hiện những tác động xấu như đất đai suy giảm dinh dưỡng vì không nhận được phù sa bù đắp hàng năm, sâu bệnh có điều kiện lan truyền qua các vụ lúa liên tiếp nhau, giảm đáng kể nguồn thủy sản từ sông vào đồng ruộng,... Về cơ bản, tuy đã chuyển thành một vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh, quy mô lớn, nhưng đến nay, kết cấu sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã bị thay đổi, tính đa dạng sinh học giảm sút đáng kể; mức độ rủi ro do thiên tai gây ra ngày càng tăng.
Để có thể ứng phó tốt và vượt qua những thách thức này, hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề: Xác định cơ chế khả thi cho vấn đề liên kết vùng để quản trị tốt nguồn nước, tạo tiền đề tăng cường sự phối hợp, chia sẻ lợi ích trong phát triển nguồn tài nguyên nước giữa các địa phương trong vùng với nhau và với các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công; Hóa giải tình trạng chồng chéo về chức năng giữa các Ban quản lý lưu vực sông của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thành lập một Ban quản lý lưu vực sông hiệu quả cho đồng bằng sông Cửu Long; Tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành trung ương với các địa phương và giữa các địa phương trong vùng để quản trị nguồn nước tại các tiểu vùng của đồng bằng sông Cửu Long; Giải pháp phát triển nguồn nước hợp lý trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp, biến đối khí hậu, phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng; Tập trung sản xuất những mặt hàng nông thủy sản chủ lực trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như lúa gạo, thủy sản, trái cây; Phương thức phân bố và liên kết sản xuất các mặt hàng nông thủy sản chủ lực theo các vùng sinh thái và theo các tỉnh, thành để đảm bảo tính hài hòa, hiệu quả và bền vững…
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên và tái cơ cấu nông nghiệp trong bối cảnh liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được đề xuất tại hội thảo:
- Kết nối các vấn đề quản trị nước ở đồng bằng sông Cửu Long với chính sách quản trị nước quốc gia. Đối với các vấn đề quản trị tài nguyên nước lưu vực liên tỉnh, Ban Quản lý Lưu vực sông liên tỉnh nên quản lý theo nguyên tắc tham gia với đại diện của các tỉnh trong lưu vực.
- Tăng cường hợp tác quản trị nguồn nước tại các tiểu vùng của đồng bằng sông Cửu Long. Mối quan hệ hợp tác này phải chú trọng giải quyết hàng loạt vấn đề như: cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước mặt, kiểm soát lũ, phát triển hệ thống kênh các cấp, phát triển hệ thống đê biển, quản lý nguồn nước ngầm, phát triển hệ thống bờ bao, hạn chế xói lở bờ sông, quản lý khai thác cát trên sông, xâm nhập mặn, triều cường và nước biển dâng,…
- Xây dựng chuỗi giá trị cho các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của vùng như lúa gạo, thủy sản, trái cây. Chuỗi ngành hành này phải có tính phối hợp giữa các địa phương trong một tiểu vùng sinh thái, nhằm tăng cường liên kết từ khâu cung ứng vật tư đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản gắn kết với thị trường trong và ngoài nước.
- Chú trọng xây dựng các cụm công nghiệp phục vụ nông nghiệp ở các tiểu vùng, bao gồm các trung tâm và doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, giống cây con, tồn trữ và sơ chế sản phẩm, cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất quy mô lớn,…
- Có chính sách liên kết nông dân theo chiều ngang để hình thành các tổ chức hợp tác xã và tổ nhóm nông dân; liên kết theo chiều dọc giữa nông dân, hợp tác xã với daonh nghiệp. Đồng thời, có cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn./.
Với mục đích cung cấp thông tin và đề xuất các giải pháp để nâng cao hiệu quả liên kết vùng, hội thảo tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề liên kết vùng, liên kết các quốc gia tiểu vùng sông Mê Công để quản trị tài nguyên nước trước tác động của biến đổi khí hậu và những công trình thủy điện ở thượng nguồn sông Mê Công; sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất trong chương trình tái cơ cấu nông nghiệp; những vấn đề đặt ra trong cải cách thể chế để quản trị tốt các nguồn tài nguyên và tái cơ cấu nông nghiệp.
Trong lĩnh vực tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long, theo ý kiến của nhiều đại biểu là các nhà khoa học tại hội thảo, mối quan ngại lớn nhất hiện nay là ảnh hưởng của 11 hồ chứa trên dòng chính sông Mê Công đang xây dựng hoặc có kế hoạch xây dựng ở Thái Lan, Lào, Cam pu chia đối với số lượng và chất lượng nước ở đồng bằng sông Cửu Long. Điều này sẽ tác động đến nông nghiệp, thủy sản, giao thông thủy và sinh kế của hàng chục triệu người dân sinh sống ven sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long thuộc hạ lưu sông Mê Công.
Trong lĩnh vực quản trị tài nguyên đất, nhiều đại biểu cho rằng diện tích đất lúa cao sản tăng lên rất nhanh trong thời gian qua đã làm thay đổi căn bản hệ thống sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long, gây ra nhiều tác động tiêu cực đối với nguồn tài nguyên đất. Bên cạnh lợi ích đem lại từ việc xây dựng hệ thống đê bao, tăng 2 vụ lúa lên 3 vụ lúa hàng năm ở nhiều vùng đã xuất hiện những tác động xấu như đất đai suy giảm dinh dưỡng vì không nhận được phù sa bù đắp hàng năm, sâu bệnh có điều kiện lan truyền qua các vụ lúa liên tiếp nhau, giảm đáng kể nguồn thủy sản từ sông vào đồng ruộng,... Về cơ bản, tuy đã chuyển thành một vùng sản xuất nông nghiệp thâm canh, quy mô lớn, nhưng đến nay, kết cấu sinh thái của vùng đồng bằng sông Cửu Long đã bị thay đổi, tính đa dạng sinh học giảm sút đáng kể; mức độ rủi ro do thiên tai gây ra ngày càng tăng.
Để có thể ứng phó tốt và vượt qua những thách thức này, hội thảo đã tập trung trao đổi, thảo luận các vấn đề: Xác định cơ chế khả thi cho vấn đề liên kết vùng để quản trị tốt nguồn nước, tạo tiền đề tăng cường sự phối hợp, chia sẻ lợi ích trong phát triển nguồn tài nguyên nước giữa các địa phương trong vùng với nhau và với các quốc gia ở thượng nguồn sông Mê Công; Hóa giải tình trạng chồng chéo về chức năng giữa các Ban quản lý lưu vực sông của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thành lập một Ban quản lý lưu vực sông hiệu quả cho đồng bằng sông Cửu Long; Tăng cường hợp tác giữa các bộ, ngành trung ương với các địa phương và giữa các địa phương trong vùng để quản trị nguồn nước tại các tiểu vùng của đồng bằng sông Cửu Long; Giải pháp phát triển nguồn nước hợp lý trong bối cảnh tái cơ cấu nông nghiệp, biến đối khí hậu, phát triển chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp của vùng; Tập trung sản xuất những mặt hàng nông thủy sản chủ lực trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu như lúa gạo, thủy sản, trái cây; Phương thức phân bố và liên kết sản xuất các mặt hàng nông thủy sản chủ lực theo các vùng sinh thái và theo các tỉnh, thành để đảm bảo tính hài hòa, hiệu quả và bền vững…
Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị tài nguyên và tái cơ cấu nông nghiệp trong bối cảnh liên kết vùng đồng bằng sông Cửu Long đã được đề xuất tại hội thảo:
- Kết nối các vấn đề quản trị nước ở đồng bằng sông Cửu Long với chính sách quản trị nước quốc gia. Đối với các vấn đề quản trị tài nguyên nước lưu vực liên tỉnh, Ban Quản lý Lưu vực sông liên tỉnh nên quản lý theo nguyên tắc tham gia với đại diện của các tỉnh trong lưu vực.
- Tăng cường hợp tác quản trị nguồn nước tại các tiểu vùng của đồng bằng sông Cửu Long. Mối quan hệ hợp tác này phải chú trọng giải quyết hàng loạt vấn đề như: cạn kiệt và ô nhiễm nguồn nước mặt, kiểm soát lũ, phát triển hệ thống kênh các cấp, phát triển hệ thống đê biển, quản lý nguồn nước ngầm, phát triển hệ thống bờ bao, hạn chế xói lở bờ sông, quản lý khai thác cát trên sông, xâm nhập mặn, triều cường và nước biển dâng,…
- Xây dựng chuỗi giá trị cho các mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của vùng như lúa gạo, thủy sản, trái cây. Chuỗi ngành hành này phải có tính phối hợp giữa các địa phương trong một tiểu vùng sinh thái, nhằm tăng cường liên kết từ khâu cung ứng vật tư đầu vào đến sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản gắn kết với thị trường trong và ngoài nước.
- Chú trọng xây dựng các cụm công nghiệp phục vụ nông nghiệp ở các tiểu vùng, bao gồm các trung tâm và doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào, giống cây con, tồn trữ và sơ chế sản phẩm, cung cấp các dịch vụ phục vụ sản xuất quy mô lớn,…
- Có chính sách liên kết nông dân theo chiều ngang để hình thành các tổ chức hợp tác xã và tổ nhóm nông dân; liên kết theo chiều dọc giữa nông dân, hợp tác xã với daonh nghiệp. Đồng thời, có cơ chế, chính sách hợp lý để thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn./.
Hội thảo khoa học: Đồng chí Trần Quốc Hoàn với cách mạng Việt Nam  (15/01/2016)
Những tác động của hiệp định thương mại tự do đối với kinh tế Việt Nam  (15/01/2016)
Phối hợp các phong trào văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới  (15/01/2016)
Phối hợp các phong trào văn hóa trong quá trình xây dựng nông thôn mới  (15/01/2016)
Ngày 22-5 tới sẽ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV  (14/01/2016)
Triều Tiên lên án việc ban tổ chức diễn đàn Davos rút lại lời mời  (14/01/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên