Nga khẳng định Ukraine có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD
21:58, ngày 19-12-2015
Ngày 19-12-2015, bình luận về việc Ukraine tuyên bố sẽ không trả cho Nga khoản nợ 3 tỷ USD khi đến hạn thanh toán, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov nêu rõ Moskva lấy làm tiếc vì Kiev đã chọn cách không trả nợ thay vì đàm phán phương án mà Tổng thống Nga Vladimir Putin từng đề xuất hồi tháng trước.
Ông Anton Siluanov cũng khẳng định tuyên bố của Ukraine không làm thay đổi nghĩa vụ thanh toán nợ của Kiev đối với Moskva.
Trước đó, tại cuộc họp chính phủ ngày 18-12, Thủ tướng Ukraine Arseni Yaseniuk tuyên bố Kiev sẽ không thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD cũng như 507 triệu USD khác mà hai công ty Ukraine còn nợ các ngân hàng Nga, do phía Nga từ chối mọi đề xuất của Ukraine về tái cơ cấu khoản nợ.
Tuy nhiên, phát biểu hồi tháng 11 vừa qua tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chấp thuận tái cơ cấu khoản nợ 3 tỷ USD mà Nga cho Ukraine vay trong vòng 3 năm, từ 2016-2018, theo đó mỗi năm Nga sẽ nhận 1 tỷ USD.
Phía Nga cũng đề nghị Liên minh châu Âu (EU), Mỹ hoặc một định chế tài chính quốc tế lớn nhận bảo lãnh cho việc Ukraine trả nợ Moskva. Song cho đến nay Nga chưa nhận được đảm bảo nào.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, thời hạn thanh toán là ngày Chủ Nhật 20-12, do đó việc thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD nêu trên cần được thực hiện ngay trong ngày làm việc gần nhất kế tiếp là ngày 21-12.
Quan chức Nga nhấn mạnh Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã tuyên bố khoản nợ đó là nợ nhà nước, đồng nghĩa với việc Ukrane có nghĩa vụ thanh toán cho Nga. Do đó, trong trường hợp Ukraine không thanh toán khoản nợ trong "thời hạn chiếu cố" là 10 ngày sau đó (trước ngày 31-12-2015), Nga sẽ kiện ra tòa.
Khoản tiền trên nằm trong chương trình tín dụng 15 tỷ USD mà Nga đồng ý cấp cho chính quyền trước của Ukraine từ hồi tháng 12-2013.
Kiev đã nhận 3 tỷ USD trên khi Nga mua trái phiếu của Ukraine tại thị trường chứng khoán Ireland ngày 20-12-2013. Khi Ukraine thay đổi chính quyền và quan hệ với Moskva trở nên căng thẳng, Kiev muốn coi khoản nợ này là nợ thương mại để được tái cơ cấu, song Moskva không đồng ý./.
Trước đó, tại cuộc họp chính phủ ngày 18-12, Thủ tướng Ukraine Arseni Yaseniuk tuyên bố Kiev sẽ không thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD cũng như 507 triệu USD khác mà hai công ty Ukraine còn nợ các ngân hàng Nga, do phía Nga từ chối mọi đề xuất của Ukraine về tái cơ cấu khoản nợ.
Tuy nhiên, phát biểu hồi tháng 11 vừa qua tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chấp thuận tái cơ cấu khoản nợ 3 tỷ USD mà Nga cho Ukraine vay trong vòng 3 năm, từ 2016-2018, theo đó mỗi năm Nga sẽ nhận 1 tỷ USD.
Phía Nga cũng đề nghị Liên minh châu Âu (EU), Mỹ hoặc một định chế tài chính quốc tế lớn nhận bảo lãnh cho việc Ukraine trả nợ Moskva. Song cho đến nay Nga chưa nhận được đảm bảo nào.
Theo Bộ trưởng Tài chính Nga, thời hạn thanh toán là ngày Chủ Nhật 20-12, do đó việc thanh toán khoản nợ 3 tỷ USD nêu trên cần được thực hiện ngay trong ngày làm việc gần nhất kế tiếp là ngày 21-12.
Quan chức Nga nhấn mạnh Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng đã tuyên bố khoản nợ đó là nợ nhà nước, đồng nghĩa với việc Ukrane có nghĩa vụ thanh toán cho Nga. Do đó, trong trường hợp Ukraine không thanh toán khoản nợ trong "thời hạn chiếu cố" là 10 ngày sau đó (trước ngày 31-12-2015), Nga sẽ kiện ra tòa.
Khoản tiền trên nằm trong chương trình tín dụng 15 tỷ USD mà Nga đồng ý cấp cho chính quyền trước của Ukraine từ hồi tháng 12-2013.
Kiev đã nhận 3 tỷ USD trên khi Nga mua trái phiếu của Ukraine tại thị trường chứng khoán Ireland ngày 20-12-2013. Khi Ukraine thay đổi chính quyền và quan hệ với Moskva trở nên căng thẳng, Kiev muốn coi khoản nợ này là nợ thương mại để được tái cơ cấu, song Moskva không đồng ý./.
Thảo luận về công tác nhân sự Ban Chấp hành Trung ương khóa XII  (19/12/2015)
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc gửi thư chúc mừng Giáng sinh 2015  (19/12/2015)
Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong thực hiện chính sách về quyền trẻ em  (19/12/2015)
Bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trong tình hình mới  (19/12/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên