Kỷ niệm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
22:46, ngày 18-12-2015
Ngày 18-12 tại Khu di tích căn cứ Trung ương cục miền Nam (xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Thành phố Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Tây Ninh phối hợp tổ chức kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam thời chiến tranh chống Mỹ cứu nước (20-12-1960 – 20-12-2015).
Phát biểu tại buổi họp mặt, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Lê Bá Trình cho biết năm 1954, sau khi Hiệp định Geneva được ký kết, đất nước tạm thời bị chia cắt làm hai miền. Đế quốc Mỹ hất cẳng thực dân Pháp, dựng lên chế độ độc tài Ngô Đình Diệm, thực hiện chế độ thực dân kiểu mới, phản bội lại những nguyện vọng tha thiết của nhân dân là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và cải thiện đời sống.
Chúng chủ trương xóa bỏ ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám và thành quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời thực hiện chính sách khủng bố, trả thù những người yêu nước, chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Với Luật 10/59, chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, lê máy chém đi khắp miền Nam thảm sát những người yêu nước, cướp ruộng đất của nông dân... Hàng chục vạn đồng bào đã bị thảm sát, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây nên biết bao cảnh đau thương, tang tóc cho đồng bào miền Nam.
Quyết không cam chịu cảnh nước mất, nhà tan, chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Mỹ - Ngụy, nhân dân miền Nam đã vùng lên với nhiều hình thức đấu tranh chính trị, vũ trang để chống lại sự bắt bớ, đàn áp dã man của Mỹ - Ngụy, bảo vệ quyền sống, quyền làm người để xóa cảnh nước nhà bị chia cắt.
Cuộc Đồng khởi ở Bến Tre nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung Bộ...
Thắng lợi to lớn của cuộc Đồng khởi và trước âm mưu thâm độc của chính quyền Mỹ - Ngụy đã đặt ra yêu cầu mới là phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất để đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ, lật đổ bộ máy Ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, ngày 20-12-1960, tại ấp Rùm Đuông, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, thuộc Khu rừng vùng giải phóng Bắc Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương lâm thời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam làm Chủ tịch.
Với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng, cách mạng miền Nam đã có danh nghĩa chính thức, phương hướng đấu tranh cách mạng công khai, rõ ràng để tập hợp quần chúng.
Đánh giá về sự kiện trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Một Mặt trận của nhân dân đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi là một lực lượng tất thắng. Hiện nay trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm, đồng bào ta ở miền Nam cũng có "Mặt trận Dân tộc giải phóng" với chương trình hoạt động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó có thể đoán rằng đồng bào miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, nước nhà nhất định sẽ thống nhất, Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
|
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm hoạt động của các hình thức tổ chức Mặt trận trước đây, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã lãnh đạo quân và dân miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Paris.
Mặt trận đã cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam (ra đời 20-4-1968) hiệp thương thống nhất, tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam (từ ngày 6 đến ngày 10-6-1969 tại Tây Ninh) để cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ; lãnh đạo quân và dân miền Nam đấu tranh làm thất bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Đặc biệt, cùng với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp này, các đại biểu đã đến thắp hương, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại nhà bia Mặt trận; thăm nhà làm việc (di tích) của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; nhà các Phó Chủ tịch; di tích giếng nước và bãi tắm của cán bộ, chiến sỹ Mặt trận tại suối Mây./.
Chúng chủ trương xóa bỏ ý nghĩa thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám và thành quả của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đồng thời thực hiện chính sách khủng bố, trả thù những người yêu nước, chia rẽ dân tộc, tôn giáo.
Với Luật 10/59, chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đã tổ chức các chiến dịch “Tố Cộng, diệt Cộng”, lê máy chém đi khắp miền Nam thảm sát những người yêu nước, cướp ruộng đất của nông dân... Hàng chục vạn đồng bào đã bị thảm sát, hàng ngàn làng mạc đã bị đốt phá, gây nên biết bao cảnh đau thương, tang tóc cho đồng bào miền Nam.
Quyết không cam chịu cảnh nước mất, nhà tan, chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Mỹ - Ngụy, nhân dân miền Nam đã vùng lên với nhiều hình thức đấu tranh chính trị, vũ trang để chống lại sự bắt bớ, đàn áp dã man của Mỹ - Ngụy, bảo vệ quyền sống, quyền làm người để xóa cảnh nước nhà bị chia cắt.
Cuộc Đồng khởi ở Bến Tre nhanh chóng lan rộng ra khắp các tỉnh Nam Bộ, Tây Nguyên và một số tỉnh Nam Trung Bộ...
Thắng lợi to lớn của cuộc Đồng khởi và trước âm mưu thâm độc của chính quyền Mỹ - Ngụy đã đặt ra yêu cầu mới là phải tập hợp, đoàn kết rộng rãi hơn nữa các tầng lớp nhân dân miền Nam trong một Mặt trận Dân tộc thống nhất để đẩy mạnh cuộc đấu tranh nhằm chấm dứt ách thống trị của đế quốc Mỹ, lật đổ bộ máy Ngụy quyền, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đáp ứng yêu cầu của lịch sử và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, ngày 20-12-1960, tại ấp Rùm Đuông, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, thuộc Khu rừng vùng giải phóng Bắc Tây Ninh, đại biểu các giai cấp, dân tộc, tôn giáo và các đảng phái đã họp Đại hội và quyết định thành lập Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.
Đại hội đã cử ra Ủy ban Trung ương lâm thời do Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, một trí thức yêu nước nổi tiếng ở miền Nam làm Chủ tịch.
Với sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng, cách mạng miền Nam đã có danh nghĩa chính thức, phương hướng đấu tranh cách mạng công khai, rõ ràng để tập hợp quần chúng.
Đánh giá về sự kiện trọng đại này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: "Một Mặt trận của nhân dân đoàn kết chặt chẽ và rộng rãi là một lực lượng tất thắng. Hiện nay trong cuộc đấu tranh anh dũng chống chế độ tàn bạo của Mỹ - Diệm, đồng bào ta ở miền Nam cũng có "Mặt trận Dân tộc giải phóng" với chương trình hoạt động thiết thực và phù hợp với nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Do đó có thể đoán rằng đồng bào miền Nam nhất định sẽ thắng lợi, nước nhà nhất định sẽ thống nhất, Nam - Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà".
|
Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng, kế thừa và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm hoạt động của các hình thức tổ chức Mặt trận trước đây, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã lãnh đạo quân và dân miền Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, lần lượt làm thất bại các chiến lược chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ của đế quốc Mỹ, làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân năm 1968, buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán Hiệp định Paris.
Mặt trận đã cùng với Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ, hòa bình Việt Nam (ra đời 20-4-1968) hiệp thương thống nhất, tổ chức Đại hội đại biểu quốc dân miền Nam (từ ngày 6 đến ngày 10-6-1969 tại Tây Ninh) để cử ra Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Hội đồng cố vấn của Chính phủ; lãnh đạo quân và dân miền Nam đấu tranh làm thất bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, cùng với thắng lợi của quân và dân miền Bắc đã anh dũng đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam, cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Đặc biệt, cùng với Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, đã làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp này, các đại biểu đã đến thắp hương, tưởng nhớ các anh hùng liệt sĩ tại nhà bia Mặt trận; thăm nhà làm việc (di tích) của cố Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; nhà các Phó Chủ tịch; di tích giếng nước và bãi tắm của cán bộ, chiến sỹ Mặt trận tại suối Mây./.
Công điện đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp Lễ, Tết  (18/12/2015)
Công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các Luật, Bộ luật  (18/12/2015)
Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê chuẩn nhân sự 5 tỉnh  (18/12/2015)
Tọa đàm khoa học “Quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ”  (18/12/2015)
Lệnh của Chủ tịch nước công bố chín Luật và hai Nghị quyết  (18/12/2015)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay