Việt Nam chuẩn bị toàn diện và đầy đủ cho Năm APEC 2017
Sáng 16-11-2015, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức tọa đàm “Cùng tăng cường hành động vì một tầm nhìn chung APEC”.
Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Đại diện Hội nghị Quan chức cấp cao (SOM) APEC Trung Quốc; SOM APEC Philippines; Hội đồng hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương và Đại sứ quán Peru tại Việt Nam cùng tham dự.
Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, APEC từ khi thành lập đến nay luôn giữ vai trò hàng đầu trong việc tăng cường hợp tác, hội nhập và phát triển tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Diễn đàn hợp tác kinh tế này đã đem lại lợi ích thiết thực cho khoảng 40% dân số thế giới, đóng góp 57% GDP và 49% thương mại toàn cầu. Khu vực APEC đã khẳng định tầm quan trọng đối với công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế và phát triển của Việt Nam khi chiếm tới 68% kim ngạch xuất khẩu, 82% kim ngạch nhập khẩu, 82% tổng lượng vốn đầu tư nước ngoài và gần 80% lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam… Ngoài ra, hiện có 13 trong tổng số 15 Hiệp định thương mại tự do (FTA) được Việt Nam ký kết hoặc đang đàm phán với các đối tác APEC.
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn cho biết, APEC 2017 là nội dung ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020. Cùng với những hoạt động trong khuôn khổ ASEAN, Liên hợp quốc và Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), APEC 2017 sẽ là một bằng chứng sinh động cho quá trình tăng cường ngoại giao đa phương và hội nhập quốc tế toàn diện của Việt Nam.
Tính đến thời điểm hiện tại, mọi công việc chuẩn bị cho APEC 2017 đã được Việt Nam thực hiện một cách toàn diện và đầy đủ, nhằm bảo đảm cho một năm APEC thành công trên tất cả các lĩnh vực. Tại tọa đàm, các đại biểu đã tập trung trao đổi về các chủ đề: Nâng cao vị thế của APEC, hướng tới năm 2025; Đẩy mạnh các nỗ lực chung, chuẩn bị cho năm APEC Việt Nam 2017.
APEC được thành lập tháng 11-1989 tại Australia, hiện đã trải qua 23 kỳ Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC (Hội nghị cấp cao). Ngày 15-11-1998, tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 6 tại Malaysia, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn này. Kể từ khi trở thành thành viên của Diễn đàn APEC, Việt Nam đã có nhiều đóng góp thiết thực, nổi bật là đăng cai thành công Hội nghị cấp cao và các hoạt động APEC năm 2006./.
Đổi mới giáo dục  (16/12/2015)
Việt Nam và Nhật Bản hợp tác phòng chống các loại tội phạm  (15/12/2015)
Bộ đội đặc công diễn tập chống khủng bố, giải cứu con tin  (15/12/2015)
Thông báo cho dân, bộ đội ở Trường Sa chủ động phòng bão Melor  (15/12/2015)
Dự báo về vấn đề tộc người ở Việt Nam giai đoạn 2016-2020  (15/12/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên