TCCSĐT - Ngày 12-12-2015, Saudi Arabia đã tiến hành cuộc bầu cử địa phương đầu tiên có sự tham gia của các cử tri và ứng cử viên là phụ nữ.Các phòng bỏ phiếu mở cửa vào khoảng 8 giờ sáng (theo giờ địa phương). Có hơn 1.200 điểm bỏ phiếu ở 284 thành phố trên cả nước, trong đó có hơn 400 điểm dành riêng cho phụ nữ.
Quyết định cho phép phụ nữ tham gia bầu cử được chính quyền Saudi Arabia đưa ra hồi cuối tháng Tám vừa qua, theo đó lần đầu tiên phụ nữ tại Vương quốc Hồi giáo Arab này được tham gia bỏ phiếu và ứng cử vào các hội đồng địa phương. Theo quy định, nam giới và phụ nữ đi bầu tại các khu vực bỏ phiếu riêng rẽ.

Cuộc bầu cử hội đồng địa phương lần này được xem là bước thăm dò về việc nới lỏng những hạn chế nghiêm ngặt áp đặt đối với phụ nữ ở Saudi Arabia. Hơn 900 phụ nữ tham gia tranh cử vào các hội đồng địa phương, so với gần 6.000 nam giới.

Sự kiện phụ nữ ở Saudi Arabia được tham gia bầu cử được coi là "bước tiến quan trọng" bởi từ trước đến nay, phụ nữ ở nước này chịu nhiều ràng buộc như không được lái xe, không được tự do đi lại...

Phụ nữ Saudi Arabia hiện vẫn bị cấm lái xe và phải trùm kín người từ đầu đến chân khi đến nơi công cộng. Họ cũng cần có sự đồng ý của người giám hộ nam khi đi du lịch, đi làm, xin hộ chiếu hoặc đăng ký kết.

Saudi Arabia hiện là nước đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp cao kỷ lục lên đến 20% vào năm 2030 và thu nhập hộ gia đình có thể cũng giảm khoảng 20% trong cùng thời gian này.

Theo báo cáo trên, bất chấp việc Saudi Arabia đang tạo ra nhiều việc làm trong lĩnh vực tư nhân cho người dân, vẫn có khoảng 1,5 triệu việc làm bị mất vào năm 2030. Do đó, thất nghiệp là một trong những thách thức hàng đầu ảnh hưởng đến nguồn tài chính và dầu mỏ của quốc gia thành viên Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) này. Ước tính, trong 15 năm tới sẽ có ít nhất 4,5 triệu người Saudi Arabia tham gia vào thị trường lao động. Điều này đồng nghĩa với việc chính phủ nước này phải tạo thêm việc làm nhiều gấp 3 lần so với giai đoạn bùng nổ về dầu mỏ 2003-2013.

Trong khi đó, báo cáo nhận định trong năm 2030, nợ xấu của Saudi Arabia có thể chiếm 140% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) do tác động của tình trạng thất nghiệp và sức ép từ việc giá dầu giảm thấp.

Hiện Saudi Arabia cũng đang phải đối mặt với tình trạng thâm hụt ngân sách lần đầu tiên kể từ năm 2009. Đây là mặt trái của việc để giá dầu giảm mạnh trong một thời gian dài, trong khi nguồn lợi từ dầu mỏ lại chiếm đến 80% khoản thu ngân sách.

Trong bản đánh giá về viễn cảnh kinh tế khu vực đưa ra hồi tháng 10, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho rằng Saudi Arabia có thể sẽ bị vỡ nợ trong 5 năm tới nếu chính phủ nước này tiếp tục các chính sách chi tiêu như hiện nay./.