Đề nghị các tỉnh tạm dừng chi chưa cần thiết, đảm bảo lương cán bộ
22:32, ngày 11-12-2015
Ngoài việc tiết kiệm triệt để các khoản chi thường xuyên, lãnh đạo Bộ Tài chính cũng đề nghị các địa phương không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức.
Trong văn bản 18410/BTC-NSNN gửi các địa phương, đại diện Bộ Tài chính đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo cơ quan chức năng tăng cường quản lý thu, xử lý nợ đọng thuế và tăng thu ở mức cao nhất.
Về chi ngân sách Nhà nước, lãnh đạo ngành tài chính yêu cầu các địa phương đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm trong phạm vi dự toán được giao. Các khoản chi thường xuyên được đề nghị triệt để tiết kiệm, bao gồm cả việc giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô.
Cũng trong văn bản, lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh việc "quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán ngân sách Nhà nước và chi chuyển nguồn sang năm sau".
Đặc biệt, Ủy ban nhân dân các tỉnh được yêu cầu chỉ đạo Sở Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát thu, chi ngân sách địa bàn, không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách đảm bảo xã hội.
Trường hợp có địa bàn hụt thu, chưa xử lý dứt điểm hoặc thiếu hụt tạm thời các quỹ ngân sách, lãnh đạo ngành tài chính đề nghị các tỉnh cần tạm dừng thực hiện một số khoản chi chưa thực sự cần thiết.
Nếu vẫn thiếu, cơ quan chức năng có thể sử dụng thêm nguồn lực tài chính của địa phương theo yêu cầu như nguồn dự phòng, quỹ dự trữ tài chính và một số nguồn lực khác. Ngoài ra, các địa phương nếu hụt thu phải rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên.
Nếu sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên mà ngân sách địa phương vẫn khó khăn, Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh có báo cáo bằng văn bản kịp thời đến cơ quan tài chính cấp trên xem xét, trình cấp có thẩm quyền cho phép tạm ứng nguồn để đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng, đặc biệt là các chế độ, chính sách cho con người và chính sách an sinh xã hội.
Đến hết năm, căn cứ vào kết quả thu thực tế của địa phương và khả năng cân đối ngân sách, cơ quan tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền việc xử lý đối với từng địa phương./.
Về chi ngân sách Nhà nước, lãnh đạo ngành tài chính yêu cầu các địa phương đảm bảo chặt chẽ, tiết kiệm trong phạm vi dự toán được giao. Các khoản chi thường xuyên được đề nghị triệt để tiết kiệm, bao gồm cả việc giảm tối đa kinh phí tổ chức hội nghị, hội thảo, khánh tiết, kinh phí đi nghiên cứu, khảo sát nước ngoài, mua sắm ô tô.
Cũng trong văn bản, lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh việc "quản lý chặt chẽ việc ứng trước dự toán ngân sách Nhà nước và chi chuyển nguồn sang năm sau".
Đặc biệt, Ủy ban nhân dân các tỉnh được yêu cầu chỉ đạo Sở Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát thu, chi ngân sách địa bàn, không để xảy ra tình trạng nợ lương cán bộ, công chức, viên chức, các khoản chi cho con người và chính sách đảm bảo xã hội.
Trường hợp có địa bàn hụt thu, chưa xử lý dứt điểm hoặc thiếu hụt tạm thời các quỹ ngân sách, lãnh đạo ngành tài chính đề nghị các tỉnh cần tạm dừng thực hiện một số khoản chi chưa thực sự cần thiết.
Nếu vẫn thiếu, cơ quan chức năng có thể sử dụng thêm nguồn lực tài chính của địa phương theo yêu cầu như nguồn dự phòng, quỹ dự trữ tài chính và một số nguồn lực khác. Ngoài ra, các địa phương nếu hụt thu phải rà soát, sắp xếp lại các nhiệm vụ chi theo thứ tự ưu tiên.
Nếu sau khi thực hiện các giải pháp nêu trên mà ngân sách địa phương vẫn khó khăn, Bộ Tài chính đề nghị các tỉnh có báo cáo bằng văn bản kịp thời đến cơ quan tài chính cấp trên xem xét, trình cấp có thẩm quyền cho phép tạm ứng nguồn để đảm bảo các nhiệm vụ chi quan trọng, đặc biệt là các chế độ, chính sách cho con người và chính sách an sinh xã hội.
Đến hết năm, căn cứ vào kết quả thu thực tế của địa phương và khả năng cân đối ngân sách, cơ quan tài chính sẽ tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền việc xử lý đối với từng địa phương./.
Kỳ họp thứ 22 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XII: Sôi nổi thảo luận tại tổ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội  (11/12/2015)
Đẩy mạnh liên kết vùng và phát triển kinh tế hợp tác, tạo động lực phát triển mới cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long  (11/12/2015)
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng  (11/12/2015)
Hội nghị Thượng đỉnh GCC đề cao đoàn kết nội khối  (11/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển