Đào tạo bác sĩ: Chất lượng phải đặt lên hàng đầu
Trong báo cáo gửi Phó Thủ tướng, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế cho biết việc mở các ngành đào tạo đại học được thực hiện theo quy định theo Thông tư 08 ban hành ngày 17-02-2011 của Bộ GD&ĐT và hiện có 12 cơ sở đào tạo y khoa chuyên ngành thuộc Bộ Y tế và 9 trường đa ngành (trong đó có 5 trường tư thục).
Thông tư 08 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định điều kiện, hồ sơ, quy trình mở ngành đào tạo,... chung cho tất cả các ngành, các trường nên sau khi Thông tư này được ban hành thì từ cuối năm 2011 - 2012 một số trường đại học ngoài công lập đã tiến hành đầu tư và làm các thủ tục để xin được mở ngành này. Việc cho phép mở ngành cũng được thực hiện một cách khá bình thường khi Bộ Giáo dục và Đào tạo xét thấy các trường đáp ứng được các điều kiện, tiêu chí như quy định tại Thông tư.
Trong khi mức điểm đầu vào hằng năm ngành y của các trường đại học công lập dao động khoảng 24 - 25 điểm, một số trường, khoa có mức 27 - 28 điểm thì tại các trường ngoài công lập chỉ khoảng 21 - 22 điểm.
Việc mở ngành đào tạo y, dược tại các trường đại học đa ngành, ngoài công lập đã dấy lên nghi ngại về chất lượng đào tạo bác sĩ, dược sĩ. Tháng 4 và tháng 11-2014, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã có buổi làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế và đã chỉ đạo hai bộ rà soát, xác định yêu cầu, điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo nhân lực y tế. Tháng 12-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Y tế thống nhất tạm dừng cho phép các trường đại học đa ngành mở ngành đào tạo y, dược. Tới tháng 5-2015, Văn phòng Chính phủ lại có văn bản thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng đôn đốc 2 bộ phải ban hành ngay văn bản quy định tiêu chí, điều kiện mở ngành, tuyển sinh đào tạo trong lĩnh vực y tế.
Đối với trường hợp của Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, trường đã có đề án trình Bộ cho phép mở ngành y đa khoa và dược học từ tháng 6-2012. Thời điểm đó, trường chưa đáp ứng được yêu cầu, điều kiện nên Bộ chưa cho phép. Ngay sau đó, trường đã tiến hành đầu tư bổ sung, hoàn thiện các điều kiện theo quy định. Tới tháng 7-2015, trường tiếp tục trình hồ sơ đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép mở ngành y, dược. Trước thực tế trường đã đầu tư cơ sở vật chất trước khi 2 bộ có chủ trương tạm dừng cho phép mở ngành đào tạo y, dược nên 2 bộ đã lập Đoàn liên ngành để thẩm tra. Đoàn liên ngành đã có biên bản trong đó yêu cầu trường phải hoàn thiện một số việc. Bộ Y tế ủng hộ chủ trương cho trường mở ngành nếu đáp ứng được các yêu cầu của Đoàn thẩm định. Sau khi xem xét hồ sơ bổ sung của trường, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga đã ký Quyết định cho phép trường mở hai ngành dược học và y đa khoa.
Hiện trường mới được mở ngành, chưa tuyển sinh. Hai bộ cùng kiến nghị tiếp tục hướng dẫn Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội thực hiện các công việc cần thiết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà Đoàn thẩm định đã đặt ra và sẽ chỉ cho phép trường tuyển sinh khi đã bảo đảm đầy đủ điều kiện.
Khẳng định “việc đào tạo và cho phép mở ngành đào tạo nhân lực ngành y tế nói chung, đào tạo bác sĩ, dược sĩ nói riêng cần đặt chất lượng đào tạo là yêu cầu, tiêu chí hàng đầu”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo thống nhất với Bộ Y tế khẩn trương ban hành văn bản quy định tiêu chí, điều kiện mở ngành, tuyển sinh đào tạo y khoa, dược học phù hợp với đặc thù và bảo đảm yêu cầu chất lượng nhân lực ngành y tế.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu 2 bộ tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng đào tạo y, dược tại các trường đại học đa ngành và có phương án, giải pháp cần thiết để bảo đảm chất lượng trong suốt quá trình đào tạo và chất lượng đầu ra.
Đối với Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chủ trì tiến hành kiểm tra việc trường thực hiện các yêu cầu, bảo đảm các điều kiện cần thiết và Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ cho phép trường được tuyển sinh đào tạo y khoa, dược học khi trường đã đáp ứng đầy đủ các điều kiện.
Rõ ràng là việc mở ngành đào tạo bác sĩ, dược sĩ rất cần được quan tâm. Về số lượng, hiện ở nước ta mới có 7,8 bác sĩ/10.000 dân, trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển là 20 - 60 bác sĩ/10.000 dân … Nhưng yêu cầu về chất lượng cần được đặt lên trên hết. Xuất phát từ đặc thù của ngành y nên trên thế giới mặc dù có nhiều trường đại học đa ngành tham gia đào tạo y, dược nhưng đều phải tuân theo các tiêu chí rất ngặt nghèo. Chúng ta cũng không nên phân biệt trường công lập hay ngoài công lập nhưng cần nhìn nhận một thực tế là các trường đại học tư thục ở nước ta phần lớn đều vẫn nằm ở “top dưới” nên việc đào tạo y khoa ở các trường này cần được giám sát cẩn trọng vì lợi ích của cộng đồng./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trao Huân chương Quân công hạng Nhất cho Lực lượng vũ trang Quân khu 9  (03/12/2015)
Lễ ký Tuyên bố về việc chính thức kết thúc đàm phán Hiệp định EVFTA  (03/12/2015)
IAEA: Không có bằng chứng Iran phát triển thiết bị hạt nhân sau 2009  (03/12/2015)
Đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Lào đi vào chiều sâu  (03/12/2015)
Việt Nam và Pháp nỗ lực cụ thể hóa các nội hàm đối tác chiến lược  (03/12/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên