Quảng Ninh: Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015
Chiều 02-12, tại thành phố Hạ Long, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33/2010/NQ-HĐND, ngày 10-12-2010, của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XI về công tác quản lý bảo vệ môi trường giai đoạn 2010-2015. Đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh chủ trì Hội nghị.
Sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33 của Hội đồng nhân dân tỉnh, công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh đã có bước chuyển biến mạnh mẽ. Các cấp ủy, chính quyền và toàn hệ thống chính trị quan tâm chú trọng công tác bảo vệ môi trường. Nhận thức, ý thức trách nhiệm trong bảo vệ môi trường của người dân, tổ chức, doanh nghiệp được nâng lên rõ rệt, đặc biệt là các đơn vị thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Đến nay, công tác quản lý, bảo vệ môi trường của tỉnh đạt được những kết quả quan trọng, góp phần vào phát triển bền vững của tỉnh. Cụ thể, Nghị quyết đưa ra 19 chỉ tiêu, trong đó có 17/19 chỉ tiêu đạt 100%; các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh đều thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; hoàn thành xử lý 100% số cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; 100% số khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tỷ lệ dân số được sử dụng nước hợp vệ sinh là 95%...
Đối với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, thực hiện Nghị quyết số 33, Tập đoàn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng cho công tác bảo vệ môi trường; tập trung chỉ đạo khắc phục ô nhiễm môi trường do khai thác than; quy hoạch, sắp xếp lại các cảng và bến thủy nội địa tiêu thụ than; xây dựng tuyến đường chuyên dùng vận chuyển than; chấm dứt vận chuyển than bằng ô-tô về nhà máy Tuyển than Nam Cầu Trắng; trên 90% số mỏ hầm lò có trạm xử lý nước thải mỏ..
Tại Hội nghị, các đại biểu ghi nhận những kết quả sau 5 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Hội đồng nhân dân tỉnh; đồng thời, cũng tập trung thảo luận, làm rõ những bất cập trong công tác bảo vệ môi trường hiện nay như: nguy cơ ảnh hưởng từ các bãi thải do khai thác than đến khu dân cư; chưa di chuyển được Nhà máy sàng tuyển than Nam Cầu Trắng; tình trạng ô nhiễm của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nhà máy sản xuất xi-măng, nhà máy sản xuất nhiệt điện; sự phối hợp giữa các ngành, địa phương trong công tác bảo vệ môi trường còn bị động, thiếu chặt chẽ…
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, đồng chí Đặng Huy Hậu, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh, khẳng định: Nghị quyết số 33 thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ và những bước đột phá của tỉnh trong công tác quản lý, bảo vệ môi trường. Song nhìn chung, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh vẫn còn tồn tại một số hạn chế như: sự chỉ đạo từ cấp ủy, chính quyền đến người dân và doanh nghiệp tại một số địa phương chưa thật sự quyết liệt; công tác truyền thông về công tác môi trường chưa được thường xuyên và mạnh mẽ; cán bộ làm công tác quản lý môi trường thiếu, yếu về chuyên môn nghiệp vụ; hệ thống xử lý rác, nước thải sinh hoạt chưa đồng bộ; công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực môi trường chưa đủ sức răn đe, phòng ngừa.
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 33 và để thực hiện tốt Nghị quyết đề ra tại Đại hội XIV của Đảng bộ tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về những chủ trương, giải pháp tăng cường công tác quản lý, bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020, thay thế Nghị quyết số 33. Sau khi Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết, Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể.
Trên cơ sở Kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu, năm 2016, Sở Tài nguyên và Môi trường phải đôn đốc 14/14 huyện, thị xã, thành phố và một số doanh nghiệp lớn trong sản xuất điện, than, xi-măng… có kế hoạch chi tiết trong bảo vệ môi trường; các tổ chức đoàn thể như Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên phải xây dựng những mô hình cụ thể mang tính chất cộng đồng trong bảo vệ môi trường; các cơ quan chức năng phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, truyền thông trong lĩnh vực môi trường; tích cực huy động nguồn kinh phí từ các Quỹ tài trợ, vốn hỗ trợ ODA, vốn FDI…
Nhân dịp này, Ủy ban nhân dân tỉnh đã tặng Bằng khen cho 15 tập thể và 30 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ môi trường giai đoạn 2010 - 2015./.
10 ứng viên xuất sắc nhất được lựa chọn vào Vòng Chung kết Liên hoan “Vẻ đẹp Vầng Trăng khuyết 2015”  (03/12/2015)
Ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam và Học viện Phụ nữ Việt Nam  (03/12/2015)
Hội nghị G20 đổi màu vì cuộc chiến chống khủng bố  (03/12/2015)
Chống “chảy máu chất xám”, chống “lãng phí” nguồn trí tuệ Việt Nam  (03/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển