Đề xuất chi 670 tỷ đồng phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em
Trong những năm gần đây, mặc dù đã có những biện pháp phòng, chống nhưng số ca trẻ em tử vong do tai nạn thương tích có xu hướng giảm nhưng chưa nhiều và còn ở mức cao. Trong giai đoạn tiếp theo, những biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích ở trẻ em sẽ tập trung loại bỏ những nguy cơ gây tai nạn thương tích ở trẻ em từ đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc….
Đây là thông tin được đưa ra tại hội thảo xây dựng chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 24-11 tại Hà Nội.
Tai nạn thương tích trẻ em là vấn đề bức xúc trên phạm vi toàn thế giới và ở Việt Nam lại càng bức xúc hơn. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tỷ suất trẻ em bị tai nạn thương tích và tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích cao nhất thế giới và khu vực.
Ở Việt Nam, năm 2010, bình quân một ngày có 20 trẻ em và vị thành niên độ tuổi từ 0-19 bị tử vong do tai nạn thương tích. Đến năm 2013, xu hướng tử vong do tai nạn thương tích có giảm nhưng vẫn còn ở mức rất cao so với các nước phát triển, trung bình mỗi ngày có khoảng 18 trẻ em và vị thành niên tử vong do tai nạn thương tích.
Trong số bảy nguyên nhân tai nạn thương tích đối với trẻ em (đuối nước, tai nạn giao thông, ngã, ngộ độc, bỏng, động vật cắn, vật sắc nhọn đâm vào người) thì đuối nước và tai nạn giao thông là nguyên nhân xảy ra tai nạn thương tích và gây tử vong nhiều nhất.
Tiếp nối chương trình phòng chống tai nạn thương tích trẻ em đã được thực hiện từ năm 2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016 - 2020. Dự kiến, kinh phí của chương trình trong 5 năm thực hiện là 670 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương là 160 tỷ đồng, ngân sách địa phương 420 tỷ đồng, huy động quốc tế 90 tỷ đồng.
Đồng chí Vũ Thị Kim Hoa, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, mục tiêu của chương trình là hạn chế tình trạng bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn ở trẻ em, đặc biệt là các tai nạn có nguy cơ tử vong cao như đuối nước và tai nạn giao thông.
Trong 5 năm thực hiện, chương trình đặt ra 11 mục tiêu cụ thể về giảm lệ trẻ em bị tai nạn thương tích và tử vong do tai nạn thương tích, xây dựng 5 triệu “ngôi nhà an toàn”, 7.000 “trường học an toàn” và 1.000 xã phường đạt chuẩn “Cộng đồng an toàn”.
Đối với phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước, chương trình đặt mục tiêu giảm 10% số trẻ em bị tai nạn giao thông đường bộ và giảm 10% số trẻ tử vong do đuối nước so với năm 2015. Đến năm 2020, ít nhất 90% số trẻ em sử dụng áo phao và cặp phao khi tham gia giao thông đường thủy, 100% số bể bơi, hồ bơi công cộng, bãi tắm tại khu du lịch được cấp phép đảm bảo quy định an toàn./.
Cần sửa đổi, bổ sung Luật Thanh niên để tăng hiệu quả thi hành  (24/11/2015)
Thông qua dự thảo luật Dân sự sửa đổi và bầu Hội đồng Bầu cử Quốc gia  (24/11/2015)
Chủ tịch nước gửi Điện chia buồn cựu Tổng thống Hàn Quốc qua đời  (24/11/2015)
Tập huấn phòng chống tác hại của thuốc lá và đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế  (24/11/2015)
Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Hồng Thanh tiếp và làm việc với đoàn công tác Liên hiệp Công đoàn Belarus  (24/11/2015)
Hội thảo “Vai trò hợp tác xã trong Chương trình xây dựng nông thôn mới”  (24/11/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay