Tổng thống Mỹ bỏ lệnh cấm bán vũ khí trên biển cho Việt Nam
21:26, ngày 21-11-2015
Mới đây, Nhà Trắng đã ra thông cáo báo chí về những nỗ lực của Mỹ nhằm giúp các quốc gia Đông Nam Á tăng cường năng lực hàng hải. Dưới đây là những nội dung chính của thông cáo:
Trong 70 năm qua, sự hiện diện của Mỹ tại châu Á-Thái Bình Dương là nền tảng của hòa bình, ổn định và an ninh tại khu vực. Sự hiện diện của Mỹ đã hỗ trợ sự ổn định và tự do hàng hải của những tuyến đường biển vận chuyển hàng hóa của châu Á - nhân tố hết sức quan trọng cho sự thành công kinh tế chưa từng có của khu vực này.
Trong môi trường hiện nay, Mỹ đang tạo điều kiện để các đồng minh và các đối tác hiện đại hóa năng lực hàng hải để đối phó với những thách thức mới trong lĩnh vực an ninh biển. Cụ thể, Mỹ đưa ra những cam kết sau:
- Chi 119 triệu USD trong tài khóa 2015 để giúp phát triển năng lực hàng hải của Đông Nam Á và dự định cấp khoản viện trợ 140 triệu USD trong tài khóa 2016, tổng cộng là chi hơn 250 triệu USD trong hai năm.
- Theo đuổi Sáng kiến An ninh hàng hải Đông Nam Á do Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter công bố tại Đối thoại Shangri-La vào tháng 6 vừa qua. Đây là nỗ lực hợp tác với các đối tác và đồng minh ở Đông Nam Á để gây dựng mạng lưới giúp các nước chia sẻ thông tin, nhận diện những mối đe dọa tiềm tàng, và phối hợp đối phó với những thách thức chung trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
- Phối hợp với hai đồng minh mạnh của Mỹ là Nhật Bản và Australia trong lĩnh vực viện trợ an ninh hàng hải nhằm liên kết và đồng bộ hóa an ninh hàng hải của khu vực.
Thông cáo cũng liệt kê cụ thể những khoản ngân quỹ cũng như sự trợ giúp mà Mỹ dành cho các quốc gia Philippines, Việt Nam, Indonesia, và Malaysia, như sau:
Đối với Philippines: Philippines vẫn là nước được Mỹ viện trợ an ninh hàng hải nhiều nhất, và sẽ được nhận khoản tiền kỷ lục 70 triệu USD trong tài khóa 2015. Khoản viện trợ này chủ yếu được dùng để xây dựng các căn cứ huấn luyện và hậu cần cho Hải quân, lực lượng Tuần tra ven biển và Không quân Philippines.
Ngoài ra, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines các tàu tiếp tế, nâng cấp hạm đội hải quân, thiết bị viễn thông và máy bay. Mỹ dự định chuyển giao cho Philippines tàu tuần tra ven biển lớp Boutwell - đây là tàu lớp Boutwell thứ ba mà Mỹ cung cấp cho Philippines trong mấy năm gần đây. Loại tàu này sẽ giúp Philippines có thể duy trì sự hiện diện trên biển nhiều hơn và tiến hành các cuộc tuần tra trên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Hệ thống Giám sát bờ biển quốc gia của Philippines, giúp nước này bảo dưỡng tàu hải quân, đào tạo các lực lượng chấp pháp trên biển, đồng thời trợ giúp thông tin tình báo để Philippines có thể phát hiện, lần theo dấu vết và đánh chặn những vụ khủng bố hoặc buôn lậu. Mỹ cũng sẽ giúp Philippines cải thiện an ninh tại các bến cảng để ngăn chặn các hoạt động vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp.
Đối với Việt Nam: Mỹ tăng khoản viện trợ hàng hải cho Việt Nam lên 19,6 triệu USD trong tài khóa 2015 và dự kiến sẽ nâng con số này lên 20,5 triệu USD trong tài khóa 2016. Mỹ đang giúp Việt Nam củng cố khả năng tình báo, do thám trên biển, khả năng chỉ huy và kiểm soát của các cơ quan hàng hải của Việt Nam.
Bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương có liên quan đến hàng hải để Việt Nam khuyến khích hải quân Việt Nam phối hợp hoạt động với các lực lượng khác trong khu vực. Mỹ cũng sẽ mở rộng đào tạo và diễn tập song phương, tập trung vào các vấn đề nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Đối với Indonesia: Mỹ duy trì chương trình hỗ trợ an ninh, cấp cho Indonesia 11 triệu USD viện trợ liên quan đến hàng hải trong tài khóa 2015 và gần 10 triệu USD dự kiến cho tài khóa 2016. Tăng cường khả năng tuần tra của Indonesia để nước này có thể bảo vệ hiệu quả hơn các vùng biển, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đóng góp vào an ninh và ổn định của khu vực.
Đối với Malaysia: Mỹ chi gần 500.000 USD trong tài khóa 2015 và dự kiến cấp hơn 2 triệu USD trong tài khóa 2016. Hợp tác với Malaysia để tăng cường đào tạo trong lĩnh vực thực thi luật pháp trên biển. Tăng cường an ninh tại các bến cảng để ngăn chặn các hoạt động vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp.
Trong tương lai Mỹ sẽ tiếp tục can dự và cam kết cải thiện năng lực hàng hải tại Đông Nam Á. Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để hình thành những hệ thống phòng thủ và tuần tra biển đáng tin cậy. Mỹ sẽ tư vấn các đồng minh và đối tác để nắm bắt những nhu cầu của họ cũng như để thăm dò những cơ hội mới trong hợp tác hàng hải./.
Trong môi trường hiện nay, Mỹ đang tạo điều kiện để các đồng minh và các đối tác hiện đại hóa năng lực hàng hải để đối phó với những thách thức mới trong lĩnh vực an ninh biển. Cụ thể, Mỹ đưa ra những cam kết sau:
- Chi 119 triệu USD trong tài khóa 2015 để giúp phát triển năng lực hàng hải của Đông Nam Á và dự định cấp khoản viện trợ 140 triệu USD trong tài khóa 2016, tổng cộng là chi hơn 250 triệu USD trong hai năm.
- Theo đuổi Sáng kiến An ninh hàng hải Đông Nam Á do Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter công bố tại Đối thoại Shangri-La vào tháng 6 vừa qua. Đây là nỗ lực hợp tác với các đối tác và đồng minh ở Đông Nam Á để gây dựng mạng lưới giúp các nước chia sẻ thông tin, nhận diện những mối đe dọa tiềm tàng, và phối hợp đối phó với những thách thức chung trong lĩnh vực an ninh hàng hải.
- Phối hợp với hai đồng minh mạnh của Mỹ là Nhật Bản và Australia trong lĩnh vực viện trợ an ninh hàng hải nhằm liên kết và đồng bộ hóa an ninh hàng hải của khu vực.
Thông cáo cũng liệt kê cụ thể những khoản ngân quỹ cũng như sự trợ giúp mà Mỹ dành cho các quốc gia Philippines, Việt Nam, Indonesia, và Malaysia, như sau:
Đối với Philippines: Philippines vẫn là nước được Mỹ viện trợ an ninh hàng hải nhiều nhất, và sẽ được nhận khoản tiền kỷ lục 70 triệu USD trong tài khóa 2015. Khoản viện trợ này chủ yếu được dùng để xây dựng các căn cứ huấn luyện và hậu cần cho Hải quân, lực lượng Tuần tra ven biển và Không quân Philippines.
Ngoài ra, Mỹ sẽ cung cấp cho Philippines các tàu tiếp tế, nâng cấp hạm đội hải quân, thiết bị viễn thông và máy bay. Mỹ dự định chuyển giao cho Philippines tàu tuần tra ven biển lớp Boutwell - đây là tàu lớp Boutwell thứ ba mà Mỹ cung cấp cho Philippines trong mấy năm gần đây. Loại tàu này sẽ giúp Philippines có thể duy trì sự hiện diện trên biển nhiều hơn và tiến hành các cuộc tuần tra trên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của mình.
Mỹ sẽ tiếp tục hỗ trợ Hệ thống Giám sát bờ biển quốc gia của Philippines, giúp nước này bảo dưỡng tàu hải quân, đào tạo các lực lượng chấp pháp trên biển, đồng thời trợ giúp thông tin tình báo để Philippines có thể phát hiện, lần theo dấu vết và đánh chặn những vụ khủng bố hoặc buôn lậu. Mỹ cũng sẽ giúp Philippines cải thiện an ninh tại các bến cảng để ngăn chặn các hoạt động vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp.
Đối với Việt Nam: Mỹ tăng khoản viện trợ hàng hải cho Việt Nam lên 19,6 triệu USD trong tài khóa 2015 và dự kiến sẽ nâng con số này lên 20,5 triệu USD trong tài khóa 2016. Mỹ đang giúp Việt Nam củng cố khả năng tình báo, do thám trên biển, khả năng chỉ huy và kiểm soát của các cơ quan hàng hải của Việt Nam.
Bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương có liên quan đến hàng hải để Việt Nam khuyến khích hải quân Việt Nam phối hợp hoạt động với các lực lượng khác trong khu vực. Mỹ cũng sẽ mở rộng đào tạo và diễn tập song phương, tập trung vào các vấn đề nhân đạo và cứu trợ thảm họa.
Đối với Indonesia: Mỹ duy trì chương trình hỗ trợ an ninh, cấp cho Indonesia 11 triệu USD viện trợ liên quan đến hàng hải trong tài khóa 2015 và gần 10 triệu USD dự kiến cho tài khóa 2016. Tăng cường khả năng tuần tra của Indonesia để nước này có thể bảo vệ hiệu quả hơn các vùng biển, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đóng góp vào an ninh và ổn định của khu vực.
Đối với Malaysia: Mỹ chi gần 500.000 USD trong tài khóa 2015 và dự kiến cấp hơn 2 triệu USD trong tài khóa 2016. Hợp tác với Malaysia để tăng cường đào tạo trong lĩnh vực thực thi luật pháp trên biển. Tăng cường an ninh tại các bến cảng để ngăn chặn các hoạt động vận chuyển hàng hóa bất hợp pháp.
Trong tương lai Mỹ sẽ tiếp tục can dự và cam kết cải thiện năng lực hàng hải tại Đông Nam Á. Mỹ sẽ hợp tác với các đồng minh và đối tác để hình thành những hệ thống phòng thủ và tuần tra biển đáng tin cậy. Mỹ sẽ tư vấn các đồng minh và đối tác để nắm bắt những nhu cầu của họ cũng như để thăm dò những cơ hội mới trong hợp tác hàng hải./.
Chủ tịch nước dự kỷ niệm 75 năm Ngày khởi nghĩa Nam Kỳ ở Long An  (21/11/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Đại diện Thương mại Mỹ Froman  (21/11/2015)
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27  (20/11/2015)
Quốc hội chính thức thông qua dự án Luật Kế toán (sửa đổi)  (20/11/2015)
Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác lĩnh vực pháp luật và tư pháp  (20/11/2015)
Chủ tịch Thượng viện Séc kết thúc chuyến thăm chính thức Việt Nam  (20/11/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên