Công tác đào tạo sau đại học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội
21:55, ngày 20-11-2015
TCCSĐT - Là một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học giáo dục đa ngành chất lượng cao, trường Đại học Sư phạm Hà Nội được xem là một trong các trường đại học trọng điểm trong hệ thống giáo dục đại học tại Việt Nam.
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội thành lập ngày 11-10-1951 theo Nghị định 276 của Bộ Quốc gia Giáo dục Việt Nam. Qua 42 năm trưởng thành và phát triển, ngày 10-12-1993 theo Nghị định 97/CP của Chính phủ, trường trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau 06 năm trực thuộc, đến ngày 12-10-1999 theo Quyết định 201/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, trường lại tách ra thành trường Đại học Sư phạm Hà Nội ngày nay với chức năng và nhiệm vụ trọng tâm là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài cho hệ thống giáo dục quốc dân và xã hội; nghiên cứu khoa học cơ bản, khoa học giáo dục và khoa học ứng dụng tiên tiến; cung cấp dịch vụ giáo dục và khoa học công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
Trường có vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục, phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục. Đại học Sư phạm là cơ sở đào tạo sau đại học đầu tiên ở Việt Nam, với 38 năm thực hiện công tác đào tạo trình độ Tiến sĩ (từ năm 1977 đến nay), 24 năm đào tạo bậc Thạc sĩ (từ năm 1991). Hiện nay, trường có 49 chương trình đào tạo thạc sĩ, 41 chương trình đào tạo tiến sĩ và nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ liên kết với nước ngoài.
Do được giao nhiệm vụ nặng nề và khó khăn, đòi hỏi chất lượng cao, nên công tác đào tạo sau đại học của trường gặp nhiều bỡ ngỡ, bất cập. Đội ngũ cán bộ tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác tổ chức còn mỏng; số lượng chỉ tiêu biên chế được giao ít trong khi địa bàn đào tạo lại mở rộng, cả trong và ngoài nước… Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao, linh hoạt phù hợp điều kiện thực tế của lãnh đạo nhà trường, với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ tham mưu của Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 18 nghìn thạc sĩ và hơn 1.200 tiến sĩ; mỗi năm trường tuyển sinh sau đại học khoảng 1.450 học viên đào tạo trình độ thạc sĩ, 150 học viên đào tạo trình độ tiến sĩ. Số học viên được cấp bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường chiếm tỉ lệ không nhỏ trên tổng số học viên được cấp bằng của cả nước với chất lượng đào tạo được xã hội đánh giá cao. Chỉ tiêu đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường những năm gần đây, luôn ở mức 1.450 - 1.500 thạc sĩ/năm và 150 tiến sĩ/năm, trong đó có một số ngành mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường đào tạo thí điểm như: ngành hoá học môi trường, ngành giáo dục và phát triển cộng đồng, ngành GPS…
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, sự cạnh tranh giữa các cơ sở về giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo sau đại học nói riêng đang diễn ra ngày càng gay gắt, đòi hỏi việc nâng cao chất lượng đào tạo phải được xem là mục tiêu sống còn nằm trong chiến lược phát triển trước mắt và lâu dài, khẳng định vị thế của các cơ sở đào tạo trong xã hội. Đội ngũ giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức của trường luôn xác định cần tự nâng cao năng lực, tâm huyết, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công tác đào tạo sau đại học.
Với đặc thù là trường đại học trọng điểm của ngành Giáo dục Việt Nam, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường Đại học Sư phạm luôn có điều kiện kết nối sâu rộng giữa nghiên cứu với đào tạo, lấy đào tạo để thúc đẩy nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu là để phục vụ công tác đào tạo, tạo cho người học kết nối được giữa lý luận với ứng dụng trong thực tiễn. Ngoài đào tạo kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, đội ngũ giảng viên còn đào tạo cho học viên một phong cách cởi mở, sáng tạo, không xơ cứng, gắn lý luận với thực tiễn. Đây cũng là hướng đào tạo mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang thực hiện.
Trong lộ trình xây dựng và phát triển, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang hướng tới mục tiêu vươn xa hơn nữa để trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước và khu vực trong lĩnh vực khoa học giáo dục, tiếp tục nâng cao chất lượng của các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng. Nhà trường luôn xây dựng chất lượng và thương hiệu của mình dựa trên nền tảng truyền thống, lấy tiêu chí “tôn sư trọng đạo” làm quy tắc ứng xử; lấy “bản sắc văn hóa dân tộc” làm nền tảng phát triển và hội nhập, trong hoạt động dạy và học đều lấy học viên làm trung tâm; tôn trọng và hết lòng bảo vệ lợi ích của người học, của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội xác định tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản:
Một là, xây dựng các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ bảo đảm chất lượng đào tạo, phù hợp với nhu cầu của người học. Trong đó, đổi mới nội dung đào tạo là một yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học của nhà trường. Để đổi mới nội dung đào tạo, nhà trường xác định sẽ gắn kết chặt chẽ hơn nữa công tác giảng dạy với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới; phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.
Hai là, bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo, giải quyết tốt mối quan hệ giữa khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn chung và môn chuyên ngành. Trường sẽ định kỳ đánh giá và cải tiến, bổ sung, điều chỉnh khung chương trình và chương trình chi tiết các học phần trên cơ sở 20% cho phép hằng năm nhằm cập nhật các thành tựu mới nhất trên các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật - công nghệ và đáp ứng nhu cầu công việc của xã hội. Mặt khác, hướng chương trình đào tạo đến mục tiêu gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo, tận dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn giảng dạy; phải được tiếp cận theo quan điểm liên ngành, đa ngành; tăng cường thời lượng thực hành; tăng cường thời lượng học về phương pháp nghiên cứu, lồng ghép vào các hướng nghiên cứu, cách tiếp cận nghiên cứu trong các học phần, trong đó chú ý tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu hiện đại của thế giới.
Ba là, nâng cao chất lượng dạy và học, song song với nâng cao chất lượng phản biện, đánh giá luận văn, luận án các cấp; tận dụng tối đa kinh nghiệm thực tiễn, trí tuệ và các kết quả nghiên cứu đội ngũ giảng viên. Tổ chức khâu tuyển sinh nghiêm túc, nâng cao chất lượng đầu vào, tăng cơ hội lựa chọn những học viên xuất sắc để nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng kỷ luật học đường nghiêm minh, đổi mới phương thức quản lý linh hoạt, nâng cao ý thức tinh thần, trách nhiệm, chấp hành nghiêm túc nội quy của học viên nhằm nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức.
Bốn là, hoàn thiện hệ thống giáo trình và tài liệu phục vụ đào tạo sau đại học, nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo sau đại học. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và kết nối nghiên cứu khoa học; tổ chức nhiều Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, nhiều đợt sinh hoạt khoa học dành cho cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên của nhà trường.
Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, thiết lập quan hệ và ký kết văn bản hợp tác với một số tổ chức trong nước và ngoài nước về đào tạo sau đại học và nghiên cứu (như Khoa Toán học, Khoa Vật lý, Khoa hoá học, khoa Ngữ văn, Khoa Giáo dục đặc biệt...) nhằm thu hút trình độ trí tuệ, kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài, từng bước xây dựng, phát triển thành cơ sở đào tạo theo định hướng nghiên cứu có uy tín trong nước và khu vực.
Cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất, đó là trường luôn tự đánh giá và lắng nghe dư luận qua nhiều kênh thông tin khác nhau để hoàn thiện cung cách quản lý và quy trình đào tạo sau đại học của nhà trường. Với truyền thống vẻ vang qua 64 năm xây dựng và trưởng thành, với vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục Việt Nam, phát huy trí tuệ, tinh thần đoàn kết, giàu tình tương thân, tương ái của trên 1.000 cán bộ, giảng viên, trường Đại học Sư phạm sẽ trưởng thành, phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo sau đại học, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, nhân dân trong sự nghiệp cách mạng hiện nay./.
Trường có vai trò nòng cốt cho hệ thống các trường sư phạm trong việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên và cán bộ quản lí giáo dục, phát triển các chương trình đào tạo, biên soạn chương trình, giáo trình, sách giáo khoa, cho các bậc học, tư vấn các cấp quản lý xây dựng chính sách giáo dục. Đại học Sư phạm là cơ sở đào tạo sau đại học đầu tiên ở Việt Nam, với 38 năm thực hiện công tác đào tạo trình độ Tiến sĩ (từ năm 1977 đến nay), 24 năm đào tạo bậc Thạc sĩ (từ năm 1991). Hiện nay, trường có 49 chương trình đào tạo thạc sĩ, 41 chương trình đào tạo tiến sĩ và nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ liên kết với nước ngoài.
Do được giao nhiệm vụ nặng nề và khó khăn, đòi hỏi chất lượng cao, nên công tác đào tạo sau đại học của trường gặp nhiều bỡ ngỡ, bất cập. Đội ngũ cán bộ tham mưu cho lãnh đạo nhà trường về công tác tổ chức còn mỏng; số lượng chỉ tiêu biên chế được giao ít trong khi địa bàn đào tạo lại mở rộng, cả trong và ngoài nước… Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo sát sao, linh hoạt phù hợp điều kiện thực tế của lãnh đạo nhà trường, với sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ cán bộ tham mưu của Phòng Sau đại học, trường Đại học Sư phạm đã đào tạo và cấp bằng cho hơn 18 nghìn thạc sĩ và hơn 1.200 tiến sĩ; mỗi năm trường tuyển sinh sau đại học khoảng 1.450 học viên đào tạo trình độ thạc sĩ, 150 học viên đào tạo trình độ tiến sĩ. Số học viên được cấp bằng Thạc sĩ và Tiến sĩ của trường chiếm tỉ lệ không nhỏ trên tổng số học viên được cấp bằng của cả nước với chất lượng đào tạo được xã hội đánh giá cao. Chỉ tiêu đào tạo được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường những năm gần đây, luôn ở mức 1.450 - 1.500 thạc sĩ/năm và 150 tiến sĩ/năm, trong đó có một số ngành mới được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao cho trường đào tạo thí điểm như: ngành hoá học môi trường, ngành giáo dục và phát triển cộng đồng, ngành GPS…
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày một sâu rộng, sự cạnh tranh giữa các cơ sở về giáo dục và đào tạo nói chung và đào tạo sau đại học nói riêng đang diễn ra ngày càng gay gắt, đòi hỏi việc nâng cao chất lượng đào tạo phải được xem là mục tiêu sống còn nằm trong chiến lược phát triển trước mắt và lâu dài, khẳng định vị thế của các cơ sở đào tạo trong xã hội. Đội ngũ giảng viên, cán bộ, công chức, viên chức của trường luôn xác định cần tự nâng cao năng lực, tâm huyết, trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với công tác đào tạo sau đại học.
Với đặc thù là trường đại học trọng điểm của ngành Giáo dục Việt Nam, đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường Đại học Sư phạm luôn có điều kiện kết nối sâu rộng giữa nghiên cứu với đào tạo, lấy đào tạo để thúc đẩy nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu là để phục vụ công tác đào tạo, tạo cho người học kết nối được giữa lý luận với ứng dụng trong thực tiễn. Ngoài đào tạo kiến thức cơ bản, cơ sở, chuyên ngành, đội ngũ giảng viên còn đào tạo cho học viên một phong cách cởi mở, sáng tạo, không xơ cứng, gắn lý luận với thực tiễn. Đây cũng là hướng đào tạo mà các quốc gia tiên tiến trên thế giới đang thực hiện.
Trong lộ trình xây dựng và phát triển, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đang hướng tới mục tiêu vươn xa hơn nữa để trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu của cả nước và khu vực trong lĩnh vực khoa học giáo dục, tiếp tục nâng cao chất lượng của các ngành thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng. Nhà trường luôn xây dựng chất lượng và thương hiệu của mình dựa trên nền tảng truyền thống, lấy tiêu chí “tôn sư trọng đạo” làm quy tắc ứng xử; lấy “bản sắc văn hóa dân tộc” làm nền tảng phát triển và hội nhập, trong hoạt động dạy và học đều lấy học viên làm trung tâm; tôn trọng và hết lòng bảo vệ lợi ích của người học, của đội ngũ cán bộ, giảng viên. Trong thời gian tới, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội xác định tiến hành thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ bản:
Một là, xây dựng các chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ bảo đảm chất lượng đào tạo, phù hợp với nhu cầu của người học. Trong đó, đổi mới nội dung đào tạo là một yêu cầu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học của nhà trường. Để đổi mới nội dung đào tạo, nhà trường xác định sẽ gắn kết chặt chẽ hơn nữa công tác giảng dạy với thực tiễn nghiên cứu khoa học, phát triển nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tiếp cận trình độ giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới; phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.
Hai là, bảo đảm tính liên thông giữa các trình độ đào tạo, giải quyết tốt mối quan hệ giữa khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các môn chung và môn chuyên ngành. Trường sẽ định kỳ đánh giá và cải tiến, bổ sung, điều chỉnh khung chương trình và chương trình chi tiết các học phần trên cơ sở 20% cho phép hằng năm nhằm cập nhật các thành tựu mới nhất trên các lĩnh vực khoa học - kỹ thuật - công nghệ và đáp ứng nhu cầu công việc của xã hội. Mặt khác, hướng chương trình đào tạo đến mục tiêu gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo, tận dụng các kết quả nghiên cứu vào hoạt động thực tiễn giảng dạy; phải được tiếp cận theo quan điểm liên ngành, đa ngành; tăng cường thời lượng thực hành; tăng cường thời lượng học về phương pháp nghiên cứu, lồng ghép vào các hướng nghiên cứu, cách tiếp cận nghiên cứu trong các học phần, trong đó chú ý tiếp cận với các phương pháp nghiên cứu hiện đại của thế giới.
Ba là, nâng cao chất lượng dạy và học, song song với nâng cao chất lượng phản biện, đánh giá luận văn, luận án các cấp; tận dụng tối đa kinh nghiệm thực tiễn, trí tuệ và các kết quả nghiên cứu đội ngũ giảng viên. Tổ chức khâu tuyển sinh nghiêm túc, nâng cao chất lượng đầu vào, tăng cơ hội lựa chọn những học viên xuất sắc để nâng cao chất lượng đào tạo. Xây dựng kỷ luật học đường nghiêm minh, đổi mới phương thức quản lý linh hoạt, nâng cao ý thức tinh thần, trách nhiệm, chấp hành nghiêm túc nội quy của học viên nhằm nâng cao chất lượng tiếp thu kiến thức.
Bốn là, hoàn thiện hệ thống giáo trình và tài liệu phục vụ đào tạo sau đại học, nâng cao tính chuyên nghiệp trong đào tạo sau đại học. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và kết nối nghiên cứu khoa học; tổ chức nhiều Hội thảo khoa học trong nước và quốc tế, nhiều đợt sinh hoạt khoa học dành cho cán bộ, công chức, viên chức, giảng viên của nhà trường.
Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo, thiết lập quan hệ và ký kết văn bản hợp tác với một số tổ chức trong nước và ngoài nước về đào tạo sau đại học và nghiên cứu (như Khoa Toán học, Khoa Vật lý, Khoa hoá học, khoa Ngữ văn, Khoa Giáo dục đặc biệt...) nhằm thu hút trình độ trí tuệ, kinh nghiệm của các chuyên gia nước ngoài, từng bước xây dựng, phát triển thành cơ sở đào tạo theo định hướng nghiên cứu có uy tín trong nước và khu vực.
Cuối cùng và cũng là khâu quan trọng nhất, đó là trường luôn tự đánh giá và lắng nghe dư luận qua nhiều kênh thông tin khác nhau để hoàn thiện cung cách quản lý và quy trình đào tạo sau đại học của nhà trường. Với truyền thống vẻ vang qua 64 năm xây dựng và trưởng thành, với vị trí quan trọng trong sự nghiệp phát triển nền giáo dục Việt Nam, phát huy trí tuệ, tinh thần đoàn kết, giàu tình tương thân, tương ái của trên 1.000 cán bộ, giảng viên, trường Đại học Sư phạm sẽ trưởng thành, phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực bồi dưỡng, đào tạo sau đại học, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, nhân dân trong sự nghiệp cách mạng hiện nay./.
Các nước châu Á - Thái Bình Dương kêu gọi hợp tác chống khủng bố  (20/11/2015)
Đồng bằng sông Cửu Long nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư  (20/11/2015)
Lương tối thiểu vùng tăng cao nhất 400.000 đồng từ đầu năm 2016  (20/11/2015)
Đề nghị công nhận tính pháp lý của tổ chức thừa phát lại đã lập  (20/11/2015)
Quy định mới về chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020  (20/11/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển