Lần đầu tiên Chủ tịch Quốc hội trả lời chất vấn các đại biểu
Kết thúc buổi sáng 18-11, Quốc hội đã hoàn tất toàn bộ 2 ngày rưỡi tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn trong chương trình Kỳ họp thứ 10. Đây cũng là phiên chất vấn cuối cùng trong nhiệm kỳ Quốc hội Khóa XIII.
Đặc biệt, lần đầu tiên trên hội trường Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội đã trực tiếp tham gia trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội.
Trả lời 3 câu hỏi chất vấn của đại biểu Trần Du Lịch (Thành phố Hồ Chí Minh) liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng phiên chất vấn; xử lý bồi thường oan sai; tác động từ phía luật pháp đối với doanh nghiệp tư nhân; quy trình xây dựng luật..., Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng khẳng định cả 3 câu hỏi đều là gợi ý có chất lượng đối với công tác nghiên cứu và phát triển của Quốc hội.
Trả lời câu hỏi của đại biểu đề xuất xây dựng luật để phân cấp trách nhiệm của Chính phủ và địa phương, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ rõ theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Chính phủ, kể cả Luật Tổ chức Quốc hội liên quan đến Hội đồng nhân dân địa phương thì đã có những quy định về phân cấp, phân nhiệm để Chính phủ, Thường vụ Quốc hội có hướng dẫn phân cấp.
Những việc đó, Quốc hội vừa thảo luận và ban hành xong, nhưng chưa có hiệu lực thi hành ngay. Bởi vậy, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, không cần phải ban hành một luật riêng về vấn đề này mà cần tổ chức thực hiện tốt các luật sắp có hiệu lực.
Trả lời câu hỏi của đại biểu về phân định lỗi cá nhân hay lỗi công vụ trong xử lý oan, sai để tiến hành bồi thường hay lấy tiền ngân sách nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng các luật liên quan đến bồi thường đã có phân biệt khá rõ các hình thức lỗi như lỗi do cá nhân thẩm phán; lỗi cá nhân nhưng là do cố ý, do trình độ, năng lực; lỗi do công tác điều tra, truy tố, xét xử của các cơ quan điều tra, kiểm sát, tòa án...
Khi xét xử, quyết định bồi thường, thẩm quyền thuộc về cơ quan xét xử tòa án. Như vậy, có thể nói Luật bồi thường, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân và Luật Cơ quan điều tra sắp thông qua đều quy định rõ trách nhiệm của từng chủ thể, tổ chức, cá nhân.
"Nếu là lỗi cá nhân do cố ý làm sai thì còn có thể bị xử lý hình sự, chứ không chỉ bồi thường. Trong quá trình nghiên cứu nếu có vấn đề gì đó xuất hiện thì sẽ cùng nhau tiếp tục nghiên cứu thêm" - Chủ tịch Quốc hội khẳng định.
Đối với nội dung chất vấn của đại biểu về thẩm quyền đề xuất xây dựng pháp luật, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho rằng, trong quy trình làm luật hiện nay, thẩm quyền đề xuất, đóng góp sáng kiến xây dựng pháp luật có thể là đại biểu Quốc hội, các Ủy ban, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân tối cao…
“Chính phủ là một chủ thể có trách nhiệm nghiên cứu, đề xuất, trình luật để Quốc hội ban hành. Đây là chủ thể quan trọng, vì Chính phủ là cơ quan hành pháp. Trong quá trình hành pháp, người điều hành trực tiếp nắm được những đòi hỏi từ thực tiễn, nhu cầu từ cuộc sống, yêu cầu của công tác quản lý để trình Quốc hội ban hành luật pháp để thực hiện quản lý nhà nước, yêu cầu của Quốc hội một cách tốt hơn. Đây là chủ thể chính trong đề xuất xây dựng các bộ luật” - Chủ tịch Quốc hội nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, vấn đề là phải tổ chức thực hiện cho tốt. Rất nhiều luật năm nay, chương trình từ đầu nhiệm kỳ đến nay là theo sáng kiến của của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, các tổ chức chính trị xã hội và các chủ thể khác.
“Quy trình, quy định của chúng ta rất rộng, rất dân chủ, đặt trách nhiệm rất cao vào các cơ quan, tổ chức. Hơn nữa, với những đạo luật quan trọng, chúng ta còn tổ chức lấy ý kiến nhân dân, là một hình thức dân chủ toàn dân. Như vậy, luật pháp chúng ta quy định đến nay là đầy đủ” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cho rằng 3 đề xuất của đại biểu Trần Du Lịch là rất tốt, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Quốc hội cần ghi nhận để cùng phối hợp triển khai trong quá trình xây dựng chương trình xây dựng, ban hành luật trong các kỳ họp Quốc hội./.
Kỷ niệm 97 năm ngày độc lập Cộng hòa Ba Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh  (18/11/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp Thủ tướng Nga Medvedev  (18/11/2015)
Đoàn đại biểu Ban Tuyên giáo Trung ương làm việc tại Thụy Sĩ  (18/11/2015)
Việt Nam tích cực đề xuất tăng hợp tác ASEAN với các đối tác  (18/11/2015)
Chủ tịch Thượng viện Séc Milan Stech thăm tỉnh Quảng Nam  (18/11/2015)
Việt Nam tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng đầu tư tại Cuba  (18/11/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm