Hoàn thiện các quy định để thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng trong điều kiện hiện nay
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta rất quan tâm đến việc ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế, kết luận, hướng dẫn, quy trình về công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng nói riêng để làm căn cứ, cơ sở, điều kiện cho các cấp uỷ lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp có căn cứ, cơ sở, điều kiện hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát hoặc thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Đồng thời, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp, các cơ quan tham mưu, giúp việc của Trung ương và cấp uỷ các cấp cũng rất quan tâm đổi mới, cải tiến việc nghiên cứu, xây dựng, ban hành các văn bản của Đảng về công tác xây dựng Đảng, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng theo hướng đồng bộ, đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ áp dụng trong thực tế.
Đặc biệt, từ nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng đến nay, Đảng ta rất quan tâm đến việc hoàn thiện các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Báo cáo Chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: "Hoàn thiện quy chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của cá nhân đối với cá nhân và tổ chức, kể cả đối với người lãnh đạo chủ chốt và tổ chức cấp trên. Kết hợp giám sát trong Đảng với giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân. Xây dựng quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với việc hoạch định đường lối, chủ trương, chính sách, quyết định lớn của Đảng và việc tổ chức thực hiện, kể cả đối với công tác tổ chức và cán bộ... Xây dựng quy chế phối hợp công tác giữa Uỷ ban Kiểm tra của Đảng với Thanh tra của Chính phủ" (1).
Báo cáo Xây dựng Đảng của Ban Chấp hành Trung ương tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X nêu rõ: "... hoàn thiện quy chế phối hợp giữa uỷ ban kiểm tra đảng với các tổ chức đảng và các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc xem xét khiếu nại, tố cáo và xử lý kỷ luật đối với cán bộ, đảng viên. Xây dựng quy chế tiếp nhận, xử lý ý kiến của Mặt trận, các đoàn thể và của nhân dân nhận xét, phê bình tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên" (2).
Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá X đã ban hành nhiều văn bản về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Bộ Chính trị đã ban hành trên 10 văn bản, trong đó có: Quy chế về chế độ kiểm tra, giám sát công tác cán bộ; Quy định về những điều đảng viên không được làm; Quy chế chất vấn trong Đảng; Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Quy trình xem xét, xử lý kỷ luật của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Quy trình giải quyết khiếu nại kỷ luật của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Kết luận số 72-KL/TW, ngày 17-5-2010 về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020.
Ban Bí thư ban hành 16 quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với các tổ chức đảng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; Quy định về cung cấp thông tin cho báo chí sau các kỳ họp của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Thông báo kết luận của Ban Bí thư về tăng cường tuyên truyền, phổ biến công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Thông báo kết luận của Ban Bí thư về luân chuyển các bộ các ngành các cấp về làm công tác kiểm tra và luân chuyển cán bộ kiểm tra sang công tác ở các cấp, các ngành để đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ kiểm tra.
Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ban hành trên 20 văn bản hướng dẫn, quy định, quy trình về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Qua đó, tạo căn cứ, cơ sở, điều kiện pháp lý cho các cấp ủy thực hiện có chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng.
Đến nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tiếp tục quan tâm chỉ đạo xây dựng ban hành các quy định của Đảng về công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng. Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành Quy định thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về những điều đảng viên không được làm, Hướng dẫn thực hiện các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Nghị quyết Trung ương 4, khoá XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; Bộ Chính trị đã ban hành: Quy chế giám sát trong Đảng; Thông báo kết luận trên 4 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khoá X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; Hướng dẫn thực hiện chất vấn tại các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; Quy định về giám sát đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Quy định về giải quyết tố cáo đối với đảng viên là cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý; Quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quy định trách nhiệm của các ban đảng Trung ương tham gia giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng thuộc thẩm quyền của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Ban Bí thư sửa đổi, bổ sung 8 quy chế, ban hành 5 quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với các tổ chức đảng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; ban hành Quy định sửa đổi bổ sung Quy định về cung cấp thông tin cho báo chí sau các kỳ họp của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; Quy định về kiểm tra của tổ chức đảng đối với việc tu dưỡng rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên; Thông báo kết luận về "Đề án phát hiện, xác định và quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm"; Thông báo kết luận về việc thực hiện quy chế phối hợp giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với 16 tổ chức đảng có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng.
Đồng thời, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương căn cứ các hướng dẫn, quy chế, quy định của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành các hướng dẫn, quy định, quy trình về công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng (3); hướng dẫn các cấp uỷ, tổ chức đảng và chỉ đạo, hướng dẫn uỷ ban kiểm tra cấp dưới căn cứ các hướng dẫn, quy chế, quy định, quy trình, kết luận về công tác kiểm tra, giám sát của Trung ương, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương để vận dụng hoặc ban hành các văn bản theo thẩm quyền ở cấp mình và tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả.
Một số cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra ở địa phương, đơn vị đã có những sáng tạo trong việc ban hành thêm những quy chế, quy định, hướng dẫn mới về công tác kiểm tra, giám sát phù hợp với điều kiện tình hình ở địa phương, đơn vị; từng bước góp phần đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực công tác này và phục vụ thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng ở địa phương, đơn vị.
Tuy nhiên, bên cạnh các kết quả trong việc xây dựng, ban hành các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng thời gian qua, còn có những hạn chế, bất cập, hạn chế cần được khắc phục. Các quy định đã ban hành có những nội dung, những điểm chưa cụ thể, rõ ràng, chưa phù hợp với tình hình thực tế, nên khó áp dụng, vận dụng thực hiện, nhất là ở những lĩnh vực đặc thù như trong lực lượng vũ trang, trong các loại hình doanh nghiệp... nhưng chậm được sửa đổi, bổ sung, chỉnh sửa kịp thời; một số quy định còn chưa theo hướng cải cách thủ tục hành chính, nên còn nhiều thủ tục, nhiều bước, khó thực hiện, nhất là đối với cấp cơ sở; các tổ chức đảng có tính chất hoạt động phân tán.
Một số văn bản quan trọng nhưng chậm hoặc chưa được ban hành đầy đủ, đồng bộ, như: Quy định về xử lý kỷ luật đảng viên vi phạm; Quy định về xử lý kỷ luật tổ chức đảng vi phạm; Quy chế về công tác kiểm tra; Quy chế về thi hành kỷ luật và giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng; Quy định về giải mật thông tin về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Một số văn bản đã ban hành về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng có những điểm chưa thống nhất, còn khó hiểu nên quá trình vận dụng thực hiện chưa thống nhất hoặc còn nhiều cách hiểu khác nhau; văn bản hướng dẫn thực hiện các nghị quyết, quy định, quy chế nhiều khi chưa rõ, còn chung chung hoặc chưa phù hợp với tình hình thực tế.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do nhận thức chưa đầy đủ, quá trình ban hành còn thiếu thông tin, hoặc chưa nắm bắt được hết và sát tình hình thực tế, nhất là những lĩnh vực có tính đặc thù hoặc không thể phù hợp với tất cả các cấp. Cũng có một thực tế là có những vấn đề trong thực tế mới phát sinh chưa hoặc không được quy định trong Điều lệ Đảng, trong các quy định, hướng dẫn của Đảng nên khó khăn, lúng túng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng, ban hành các quy định, quy chế hoặc hướng dẫn thực hiện, xử lý các tình huống phát sinh đó.
Một số cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới khi căn cứ các quy định, quy chế, quy trình, quy định, hướng dẫn của Trung ương, của cấp trên để ban hành các văn bản ở cấp mình còn rập khuôn, máy móc, chưa có sự sáng tạo, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở cấp mình để việc thực hiện được thuận lợi và có tính khả thi. Có những quy định, quy chế ban hành đúng, đầy đủ, nhưng quá trình tổ chức thực hiện chưa đồng bộ, chưa đầy đủ, nhất là trong việc thực hiện quy chế phối hợp giữa uỷ ban kiểm tra với các tổ chức đảng có liên quan, nên kết quả thực hiện còn hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng.
Vấn đề đặt ra hiện nay là phải sớm khắc phục các hạn chế, bất cập nêu trên, tiếp tục hoàn thiện các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật để bảo đảm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Theo chúng tôi, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ, tổ chức đảng, uỷ ban kiểm tra các cấp về vị trí, vai trò của công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng đối với công tác xây dựng Đảng và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị nói chung. Muốn vậy, phải có đầy đủ các quy định của Đảng về công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nói riêng để thực hiện trong thực tế, đem lại hiệu quả, kết quả. Cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nghiên cứu xây dựng ban hành đầy đủ, đồng bộ các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng thuộc thẩm quyền để có căn cứ, cơ sở, điều kiện thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng của địa phương, đơn vị.
Để thực hiện nhiệm vụ đó, một mặt phải quan tâm tổ chức nghiên cứu, quán triệt cho cấp uỷ viên, cán bộ, chủ chốt của các cấp uỷ tổ chức đảng trực thuộc nắm vững các quy định của Đảng về công tác xây dựng Đảng nói chung, công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng nói riêng. Mặt khác, căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp, tổ chức mình để chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, ban hành các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng và tổ chức thực hiện nghiêm túc. Chỉ đạo uỷ ban kiểm tra cấp mình, các cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới nghiên cứu, ban hành các quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện có kết quả.
Hai là, đổi mới việc nghiên cứu, ban hành các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng theo hướng đồng bộ, chặt chẽ, đúng thẩm quyền. Cụ thể: Ban Chấp hành Trung ương ban hành quy định thi hành Điều lệ Đảng; Quy định về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; Bộ Chính trị ban hành các quy chế: Quy chế kiểm tra trong Đảng; Quy chế giám sát trong Đảng; Quy chế giải quyết tố cáo trong Đảng; Quy định thi hành kỷ luật tổ chức đảng và đảng viên; Quy chế giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng. Ban Bí thư ban hành hướng dẫn thi hành Điều lệ Đảng; Quy chế phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng giữa Uỷ ban Kiểm tra Trung ương với các tổ chức đảng có liên quan. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương ban hành các hướng dẫn thực hiện quy chế, quy định về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật, giải quyết tố cáo, giải quyết khiếu nại kỷ luật trong Đảng để thực hiện thống nhất trong toàn Đảng.
Ba là, tăng cường nghiên cứu khảo sát, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng đã ban hành. Hằng năm, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra các cấp phải có chương trình, kế hoạch nghiên cứu, khảo sát, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng để nắm chắc tình hình tổ chức nghiên cứu, quán triệt triển khai thực hiện của các cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới; việc vận dụng ban hành các quy định về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới theo thẩm quyền và kết quả thực hiện trong thực tế. Từ đó, phát hiện ưu điểm để phát huy, kinh nghiệm hay, cách làm sáng tạo để biểu dương, nhân rộng; phát hiện thiếu sót, khuyết điểm, hạn chế để uốn nắn, chấn chỉnh, hướng dẫn thực hiện đúng; những vẫn đề còn thiếu, chưa phù hợp, khó thực hiện trong thực tế để nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh cho phù hợp.
Bốn là, quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới trong việc nghiên cứu vận dụng ban hành các quy định ở cấp mình. Cấp uỷ, uỷ ban kiểm tra cấp trên, trước hết là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương phải xác định rõ trách nhiệm và chủ động trong chỉ đạo, hướng dẫn cấp uỷ, tổ chức đảng cấp dưới trong việc căn cứ các quy định của Đảng, của cấp uỷ, tổ chức đảng cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để vận dụng xây dựng, ban hành ở cấp mình một cách phù hợp, sáng tạo, có tính khả thi và tổ chức thực hiện có kết quả.
Năm là, tăng cường chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, góp phần phục vụ việc nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện các quy định của Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ các cấp, trước hết từ cấp tỉnh, thành và tương đương trở lên quan tâm chỉ đạo Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, uỷ ban kiểm tra cấp mình đầu tư nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, tập trung vào những vấn đề mới nổi lên, những vấn đề còn khó khăn, vướng mắc trong thực tế, những vấn đề có tính đặc thù. Qua đó, đề xuất những vấn đề có đầy đủ cơ sở lý luận, khoa học, thực tiễn để Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp uỷ, ban thường vụ cấp uỷ cấp mình xem xét, lựa chọn chỉ đạo nghiên cứu, xây dựng các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, quy trình, hướng dẫn còn thiếu, sửa đổi, bổ sung những quy định không còn phù hợp, chưa hoàn chỉnh.
Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn phải thông qua các đề án, đề tài khoa học cụ thể theo hướng có sự liên kết giữa các ban của cấp uỷ, giữa cấp dưới với cấp trên, giữa cấp trên với cấp dưới để phát huy tiềm năng, trí tuệ, sự sáng tạo giữa các cơ quan, các cấp để có sản phẩm nghiên cứu, tham mưu có hàm lượng khoa học cao, có tính khả thi, áp dụng thực hiện trong thực tế có chất lượng, hiệu quả hơn. Khắc phục việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn mang tính khép kín, cát cứ, thiếu thực tiễn, không phát huy được hết trí tuệ của cán bộ, của các cấp, các ngành, cơ quan liên quan, kể cả các cơ quan nghiên cứu khoa học hoặc chạy theo thành tích, thiếu trọng tâm, trọng điểm; ít có những đề xuất, kiến nghị sát, đúng và trúng, phục vụ thiết thực cho việc xây dựng ban hành các quy định của Đảng, đáp ứng kịp thời công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng trong thực tế../.
------------------------------------------------------
Chú thích:
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr. 134-135.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb CTQG, Hà Nội, 2006, tr. 303.
3. Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã ban hành trên 10 hướng dẫn thực hiện các nghị quyết, quy định, quy chế của Ban Chấp hành Trung ương; Bộ Chính trị, Ban Bí thư; 14 quy trình về công tác kiểm tra, giám sát kỷ luật đảng; quy định về trách nhiệm và quyền của các đoàn kiểm tra, giám sát của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; quy định về phát hiện, xác định dấu hiệu vi phạm và quyết định kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Thủ tướng New Zealand  (17/11/2015)
Nước Pháp tuyên chiến chống khủng bố  (17/11/2015)
Nước Pháp tuyên chiến chống khủng bố  (17/11/2015)
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cần những giải pháp đột phá  (16/11/2015)
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh cần những giải pháp đột phá  (16/11/2015)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 09-11 đến ngày 15-11-2015)  (16/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên