Phát triển hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long
23:30, ngày 13-11-2015
TCCSĐT - Ngày 13-11-2015, tại thành phố Cần Thơ, Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phối hợp với Bộ Công Thương, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam tổ chức Hội thảo “Chiến lược phát triển hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030”.
Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Phong Quang, Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, nhấn mạnh: Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ là vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa và thủy sản lớn của cả nước mà còn được Chính phủ xác định là vùng nông sản lớn trong mạng lưới nông sản toàn cầu; có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp thực phẩm, phát triển du lịch và là vùng sản xuất lương thực trọng điểm quốc gia. Để đồng bằng sông Cửu Long phát triển nhanh và bền vững, chiếm một vị trí quan trọng trong cấu trúc kinh tế - xã hội quốc gia, một trong những yêu cầu lớn đang đặt ra là phải tập trung đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng cho vùng, tăng cường chuỗi giá trị trong sản xuất, phát triển logistics thành chuỗi cung ứng hoàn chỉnh để nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của toàn vùng.
Ngày 03-7-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1020/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Hội thảo “Chiến lược phát triển hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030” nhằm góp phần triển khai thực hiện Quyết định số 1020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hướng đến thành lập Trung tâm logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây sẽ là trung tâm dịch vụ hậu cần đa phương tiện kết nối từ sản xuất đến lưu thông và tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước; góp phần giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP), logistics được xác định là hoạt động tổng hợp có tính dây chuyền, nhằm quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin có liên quan,… từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiệu quả của hoạt động này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp và thương mại của địa phương, vùng miền, quốc gia. Các yếu tố cơ bản của logistics gồm: Hệ thống cơ sở hạ tầng logistics (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, bến cảng, trung tâm logistics,…); nhà cung ứng dịch vụ logistics; nhân lực trong ngành dịch vụ logistics và cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ logistics. Xét trên các yếu tố này, theo ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều yếu kém trong phát triển logistics.
Toàn vùng chưa có chiến lược phát triển logictics của vùng trên cơ sở liên kết hài hòa với các địa phương, các tiểu vùng và các hành lang giao thông vận tải huyết mạch. Về cơ sở hạ tầng, thiếu kết nối giữa đồng bằng sông Cửu Long với thị trường xuất nhập khẩu qua hệ thống luồng hàng hải, cảng biển; thiếu kết nối với miền Đông Nam Bộ gồm nhiều cảng cửa ngõ quốc tế, thị trường tiêu thụ lớn; khả năng kết nối vận tải nội vùng cũng còn nhiều hạn chế, mạng lưới đường bộ kém phát triển so với cả nước, chưa có đường sắt, nhiều cảng biển chưa phát huy được hiệu quả, chưa tận dụng được lợi thế về giao thông thủy nội địa trong sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa; thiếu các trung tâm logistics tập trung và hệ thống trung tâm vệ tinh; thiếu nguồn nhân lực phục vụ phát triển các dịch vụ logictics; khả năng liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp trong xây dựng, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics còn yếu,… Những hạn chế đó đã làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nhiều loại hàng hóa chủ lực của vùng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung: Quyết định số 1020/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Quan điểm, định hướng của Chính phủ về xây dựng Trung tâm logistics ở đồng bằng sông Cửu Long; Quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải và logistics tại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030; Những chính sách ưu tiên và cơ chế thuận lợi để thu hút đầu tư cho ngành dịch vụ logistics; Xây dựng Trung tâm logistisc vùng đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ; Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistics kết nối với các cảng biển; Liên kết vùng, xây dựng thương hiệu và chiến lược phát triển nguồn nhân lực logistics vùng Tây Nam Bộ; Xu hướng phát triển dịch vụ logistics tích hợp 3PL;…
Hội thảo cũng thống nhất đề xuất một số kiến nghị:
- Chính phủ nên sớm có chính sách hỗ trợ việc thành lập Trung tâm logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ và có cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà đầu tư khi đầu tư thành lập trung tâm này.
- Các bộ, ngành Trung ương có liên quan tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng hoàn thiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh việc quảng bá logistics và xúc tiến thương mại về các mặt hàng chủ lực của vùng (gạo, thủy sản, trái cây).
- Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về giao thông của vùng đã được Chính phủ phê duyệt để phát huy tốt hiệu quả Trung tâm logistics đồng bằng sông Cửu Long khi được xây dựng và đưa vào hoạt động.
- Trường Đại học Cần Thơ và một số trường đại học trong vùng có điều kiện sớm nghiên cứu triển khai chương trình đào tạo ngành logistics để giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành logictics./.
Ngày 03-7-2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1020/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Hội thảo “Chiến lược phát triển hệ thống logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030” nhằm góp phần triển khai thực hiện Quyết định số 1020/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hướng đến thành lập Trung tâm logistics của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây sẽ là trung tâm dịch vụ hậu cần đa phương tiện kết nối từ sản xuất đến lưu thông và tiêu thụ hàng hóa trong và ngoài nước; góp phần giảm chi phí đầu vào cho các doanh nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng hàng hóa đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực của đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Ủy ban Kinh tế Xã hội châu Á Thái Bình Dương Liên hợp quốc (UNESCAP), logistics được xác định là hoạt động tổng hợp có tính dây chuyền, nhằm quản lý dòng trung chuyển và lưu kho nguyên vật liệu, quá trình sản xuất, thành phẩm và xử lý các thông tin có liên quan,… từ nơi xuất xứ đến nơi tiêu thụ cuối cùng theo yêu cầu của khách hàng. Hiệu quả của hoạt động này có tầm quan trọng quyết định đến tính cạnh tranh của các ngành công nghiệp và thương mại của địa phương, vùng miền, quốc gia. Các yếu tố cơ bản của logistics gồm: Hệ thống cơ sở hạ tầng logistics (đường bộ, đường thủy, đường sắt, đường hàng không, bến cảng, trung tâm logistics,…); nhà cung ứng dịch vụ logistics; nhân lực trong ngành dịch vụ logistics và cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ logistics. Xét trên các yếu tố này, theo ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo, vùng đồng bằng sông Cửu Long còn nhiều yếu kém trong phát triển logistics.
Toàn vùng chưa có chiến lược phát triển logictics của vùng trên cơ sở liên kết hài hòa với các địa phương, các tiểu vùng và các hành lang giao thông vận tải huyết mạch. Về cơ sở hạ tầng, thiếu kết nối giữa đồng bằng sông Cửu Long với thị trường xuất nhập khẩu qua hệ thống luồng hàng hải, cảng biển; thiếu kết nối với miền Đông Nam Bộ gồm nhiều cảng cửa ngõ quốc tế, thị trường tiêu thụ lớn; khả năng kết nối vận tải nội vùng cũng còn nhiều hạn chế, mạng lưới đường bộ kém phát triển so với cả nước, chưa có đường sắt, nhiều cảng biển chưa phát huy được hiệu quả, chưa tận dụng được lợi thế về giao thông thủy nội địa trong sản xuất, lưu thông, tiêu thụ hàng hóa; thiếu các trung tâm logistics tập trung và hệ thống trung tâm vệ tinh; thiếu nguồn nhân lực phục vụ phát triển các dịch vụ logictics; khả năng liên kết giữa các địa phương, doanh nghiệp trong xây dựng, cung ứng chuỗi dịch vụ logistics còn yếu,… Những hạn chế đó đã làm tăng chi phí sản xuất, giảm sức cạnh tranh của nhiều loại hàng hóa chủ lực của vùng.
Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung trao đổi, thảo luận các nội dung: Quyết định số 1020/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; Quan điểm, định hướng của Chính phủ về xây dựng Trung tâm logistics ở đồng bằng sông Cửu Long; Quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải và logistics tại đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2015-2020, định hướng đến năm 2030; Những chính sách ưu tiên và cơ chế thuận lợi để thu hút đầu tư cho ngành dịch vụ logistics; Xây dựng Trung tâm logistisc vùng đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ; Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển và giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng logistics kết nối với các cảng biển; Liên kết vùng, xây dựng thương hiệu và chiến lược phát triển nguồn nhân lực logistics vùng Tây Nam Bộ; Xu hướng phát triển dịch vụ logistics tích hợp 3PL;…
Hội thảo cũng thống nhất đề xuất một số kiến nghị:
- Chính phủ nên sớm có chính sách hỗ trợ việc thành lập Trung tâm logistics vùng đồng bằng sông Cửu Long tại thành phố Cần Thơ và có cơ chế khuyến khích, ưu đãi đối với các nhà đầu tư khi đầu tư thành lập trung tâm này.
- Các bộ, ngành Trung ương có liên quan tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng hoàn thiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp; đẩy mạnh việc quảng bá logistics và xúc tiến thương mại về các mặt hàng chủ lực của vùng (gạo, thủy sản, trái cây).
- Bộ Giao thông vận tải đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án về giao thông của vùng đã được Chính phủ phê duyệt để phát huy tốt hiệu quả Trung tâm logistics đồng bằng sông Cửu Long khi được xây dựng và đưa vào hoạt động.
- Trường Đại học Cần Thơ và một số trường đại học trong vùng có điều kiện sớm nghiên cứu triển khai chương trình đào tạo ngành logistics để giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển ngành logictics./.
Tăng cường đối thoại, hợp tác nhằm giảm căng thẳng ở Biển Đông  (13/11/2015)
Tăng cường hợp tác giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Hungary  (13/11/2015)
Hội thảo quốc tế “Phật giáo vùng Mê Kông: Lịch sử và phát triển”  (13/11/2015)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì Phiên họp thứ 24, Ban Chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương  (13/11/2015)
Biển Đông là trọng tâm trong chuyến công du châu Á của Tổng thống Mỹ  (13/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên