Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp các Đại sứ trình quốc thư
Ngày 13-11-2015, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã tiếp Đại sứ các nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Ghana, Cộng hòa Macedonia đến trình quốc thư, nhân dịp nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Ngài Thongsavanh Phomvihane, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tại Việt Nam, đến trình Quốc thư. Ảnh: TTXVN
Chúc mừng các Đại sứ đảm nhận trọng trách tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định sẽ tạo mọi điều kiện để các Đại sứ hoàn thành tốt nhiệm vụ, thúc đẩy mạnh mẽ quan hệ hợp tác nhiều mặt.
Trình quốc thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đại sứ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Thongsavanh Phomvihane, bày tỏ vinh dự nhận nhiệm vụ tại Việt Nam, đồng thời cho biết, nhận thức rõ tầm quan trọng của việc tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị, tình đoàn kết đặc biệt giữa quan hệ hai nước.
Đại sứ Thongsavanh Phomvihane chuyển đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lời thăm hỏi thân thiết của Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Choummaly Sayasone và các đồng chí trong Ban lãnh đạo của Lào.
Đại sứ Thongsavanh Phomvihane khẳng định Đảng, Nhà nước và nhân dân Lào luôn trân trọng và cảm ơn sự giúp đỡ to lớn, chí tình và hiệu quả của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Lào trong quá trình phát triển đất nước.
Đại sứ Thongsavanh Phomvihane cho biết, hiện nay hai nước đang chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào năm 2016, cũng là thời điểm Lào đảm nhiệm Chủ tịch ASEAN 2016, trong năm nay giữa hai nước sẽ họp hai Bộ chính trị, hai Chính phủ là những sự kiện đặc biệt quan trọng, do vậy rất mong nhận được sự hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ của Việt Nam.
Đại sứ Thongsavanh Phomvihane khẳng định sẽ làm hết sức mình để hoàn thành trọng trách, đóng góp không ngừng vào việc gìn giữ, vun đắp và tăng cường mối quan hệ hợp tác toàn diện, tình hữu nghị đoàn kết đặc biệt Lào - Việt Nam.
Gửi lời thăm hỏi thân thiết đến Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Choummaly Sayasone cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Lào, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng trước sự phát triển không ngừng của mối quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào cũng như những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội mà Lào đạt được trong thời gian qua, vị thế của Lào không ngừng được nâng cao.
Chủ tịch nước tin tưởng rằng, tình hữu nghị, đoàn kết đặc biệt giữa hai nước là điều kiện thuận lợi để Đại sứ hoàn thành nhiệm vụ. Chúc mừng Lào đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN vào năm 2016, chúc Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ X vào đầu năm 2016 thành công tốt đẹp, Chủ tịch nước đề nghị hai bên cần thảo luận rút ra những kinh nghiệm bổ ích của quá trình hợp tác vừa qua, xây dựng kế hoạch hợp tác 5 năm tới hiệu quả hơn, đem lại ích thiết thực cho cả hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Ngài Benjamin Clement Aghan, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Ghana tại Việt Nam, đến trình Quốc thư. Ảnh: TTXVN
Nhận Quốc thư từ Đại sứ Cộng hòa Ghana, Benjamin Clement Eghan, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam hết sức coi trọng mở rộng quan hệ hợp tác với châu Phi, trong đó có Ghana. Thông qua Đại sứ, Chủ tịch nước chuyển lời mời đến Tổng thống Ghana thăm Việt Nam.
Nhấn mạnh, kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, hai nước luôn dành cho nhau sự ủng hộ to lớn, Chủ tịch nước cảm ơn Ghana đã ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên của Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) vừa qua và ứng cử thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Ghana nằm ở Tây Phi, là thành viên của Khu vực hòa bình và hợp tác Nam Đại Tây Dương, Khối thịnh vượng chung, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi, Liên minh châu Phi và là thành viên liên kết của Cộng đồng Pháp ngữ. Ghana là nước có sản lượng cacao đứng thứ 2 thế giới, đây là một lĩnh vực nhiều tiềm năng mà hai bên có thể khai thác.
Chủ tịch nước cho rằng, trong thời gian gần đây, quan hệ hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế đã có những bước phát triển mới. Hai bên cần duy trì và tiếp tục mở rộng sang các lĩnh vực như viễn thông, nông nghiệp, là những lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều kinh nghiệm.
Bày tỏ mong muốn thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác với Việt Nam, Đại sứ Benjamin Clement Eghan nhấn mạnh, ASEAN là một trọng tâm tăng cường hợp tác của Ghana, đồng thời Việt Nam được biết đến là một quốc gia phát triển năng động, hoàn thành nhiều mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.
Do đó, Ghana mong muốn nhận được sự chia sẻ kinh nghiệm từ Việt Nam trong việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc.
Đại sứ Benjamin Clement Eghan đề nghị hai bên cần tăng cường giao lưu nhân dân, cũng như thúc đẩy các doanh nghiệp trao đổi thông tin, tìm kiếm các cơ hội hợp tác đầu tư; mong muốn Việt Nam sẽ tham gia vào sáng kiến của Ghana về tăng cường hợp tác Nam-Nam trong lĩnh vực năng lượng; mở rộng hợp tác về nông nghiệp, viễn thông.
Hiện nay tại Ghana đã chứng kiến thành công của một số dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam. Để thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Đại sứ Benjamin Clement Eghan cho biết thời gian tới sẽ thiết lập cơ chế lãnh sự danh dự tại Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc đi lại và trao đổi thông tin giữa các doanh nghiệp.
|
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Ngài Ilija Isajlovski, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Macedonia tại Việt Nam, đến trình Quốc thư. Ảnh: TTXVN |
Trình quốc thư lên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Đại sứ Cộng hòa Macedonia, Ilija Isajlovski chuyển lời thăm hỏi thân thiết và lời mời của Tổng thống Macedonia đến Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Đại sứ khẳng định, việc tăng cường trao đổi đoàn ở cấp cao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Đại sứ Ilija Isajlovski cho biết, hiện nay, giữa hai nước đã thiết lập cơ chế tham vấn chính trị và ngoại giao. Đây là cơ sở để hai bên tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác song phương, nhất là chính trị và kinh tế đối ngoại.
Trước mắt, Macedonia rất trông đợi vào thành công của chuyến thăm của Tổng thống Macedonia tới Việt Nam. Để thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại đầu tư, Đại sứ Ilija Isajlovski đề nghị hai bên cùng thiết lập cơ chế đại diện của Phòng Thương mại và Công nghiệp tại mỗi nước; đồng thời cho biết, Macedonia đã dành học bổng cho sinh viên Việt Nam nhằm tạo cầu nối cho quan hệ hai nước trong tương lai.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh, quan hệ hữu nghị truyền thống là điều kiện thuận lợi để hai nước thúc đẩy hợp tác trong giai đoạn mới, cảm ơn Macedonia đã ủng hộ Việt Nam ứng cử vào các cơ quan của Liên hợp quốc.
Chủ tịch nước đề nghị, các cơ quan liên quan của hai bên tích cực chuẩn bị cho thành công chuyến thăm sắp tới của Tổng thống Macedonia đến Việt Nam; khẳng định chuyến thăm này sẽ mở ra một chương mới trong quan hệ hai nước.
Để tạo thuận lợi cho việc đẩy mạnh hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, Chủ tịch nước đề nghị hai bên cùng rà soát, bổ sung các văn bản, tạo hành lanh pháp lý, mở đường cho các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội đầu tư hiệu quả./.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long: 30 năm đổi mới”  (13/11/2015)
Dấu mốc lịch sử trên chính trường Myanmar  (13/11/2015)
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi): mở rộng khái niệm trẻ em cả về độ tuổi và phạm vi  (12/11/2015)
Chủ tịch nước tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 23  (12/11/2015)
Mặt trận Tổ quốc không tổ chức tiếp khách dịp kỷ niệm Ngày truyền thống  (12/11/2015)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên