Việt Nam trúng cử Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015 - 2019
Đây là lần thứ tư Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Chấp hành sau ba nhiệm kỳ 1978 - 1983, 2001 - 2005 và 2009 - 2013.
Việt Nam đã được bầu với số phiếu ủng hộ là 156 trên tổng số 186 nước có quyền bầu cử.
Hội đồng Chấp hành UNESCO có 58 thành viên với nhiệm kỳ 4 năm.
Hội đồng là cơ quan thay mặt Đại hội đồng UNESCO trong thời gian giữa hai kỳ họp, giám sát việc thực hiện chương trình hoạt động và quản lý ngân sách, duy trì quan hệ với Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế trực thuộc khác lập chương trình nghị sự và chuẩn bị cho Đại hội đồng, đề nghị kết nạp thành viên mới,...
Các ủy viên Hội đồng Chấp hành có vai trò quan trọng trong việc hoạch định chiến lược và xây dựng chương trình hành động của UNESCO.
Việc Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng Chấp hành UNESCO là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hội nhập toàn diện và ngoại giao đa phương của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào các hoạt động của UNESCO.
Trao đổi với phóng viên TTXVN bên lề kỳ họp, ông Phạm Sanh Châu, Vụ trưởng Vụ Văn hóa đối ngoại và UNESCO thuộc Bộ Ngoại giao, Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt Nam, cho biết đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Đây cũng sẽ là một diễn đàn đa phương quan trọng để Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò và vị thế của mình bên cạnh nhiều diễn đàn đa phương khác.
Ông cũng nhắc lại việc Việt Nam được bầu vào Hội đồng Kinh tế - Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC) nhiệm kỳ 2016 - 2018 vào ngày 21-10 vừa qua tại kỳ họp lần thứ 70 của Đại hội đồng Liên hợp quốc, và hiện Việt Nam cũng đang là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc (khóa 2014 - 2016).
Vụ trưởng Phạm Sanh Châu cũng giải thích quy trình bầu cử cho thấy sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nước do số ứng cử viên đông, đặc biệt tại khu vực châu Á, và việc Việt Nam được bầu với số phiếu cao cho thấy sự tín nhiệm của quốc tế đối với Việt Nam.
Ông cũng cho biết trong tổ chức UNESCO, hiện tại Việt Nam đang là thành viên của Ủy ban Di sản thế giới (nhiệm kỳ 2013 - 2017).
Với việc được bầu vào Hội đồng Chấp hành, Việt Nam đã trở thành thành viên của hai cơ quan quyền lực nhất của UNESCO, một cơ quan định ra chính sách và một cơ quan có quyền bầu chọn các di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới.
Vụ trưởng Phạm Sanh Châu khẳng định đây là hai cơ quan mà bất cứ nước nào cũng mong muốn trở thành thành viên. Chính vì vậy, có thể nói chưa bao giờ vị thế của Việt Nam ở UNESCO lại cao đến như vậy.
Về phần mình, Đại sứ Lê Hồng Phấn, Trưởng phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO bày tỏ niềm vinh dự và tự hào vì uy tín và vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao.
Ông cũng cho biết phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO sẽ cố gắng đóng góp tích cực vào việc thực hiện những mục tiêu cũng như sứ mệnh của UNESCO; đồng thời, bày tỏ tin tưởng rằng việc Việt Nam trúng cử vào Hội đồng Chấp hành sẽ góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự hợp tác giữa Việt Nam và UNESCO cũng như giữa Việt Nam và các nước thành viên UNESCO trong thời gian tới.
Kỳ họp lần thứ 38 của Đại hội đồng UNESCO diễn ra từ ngày 03-11 đến ngày 18-11, tại trụ sở UNESCO tại Paris, Pháp, với sự tham gia của đại diện của 195 nước thành viên, các nước thành viên liên kết, các nước quan sát viên, các tổ chức quốc tế và phi chính phủ.
Tại kỳ họp này, đại diện các quốc gia bàn về định hướng của UNESCO trong hai năm tới, giai đoạn 2015 - 2017, trong đó gắn các phương hướng hoạt động với các mục tiêu toàn cầu về phát triển bền vững có tầm nhìn đến năm 2030 đã được Liên hợp quốc thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh diễn ra tháng 9 vừa qua tại New York./.
Kết quả bầu cử cấp ủy tại đại hội các đảng bộ trực thuộc Trung ương nhiệm kỳ 2015-2020  (12/11/2015)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Tổng kết xây dựng và nhân điển hình tiên tiến giai đoạn 2011 - 2015  (12/11/2015)
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn  (12/11/2015)
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho nông dân và lao động nông thôn  (12/11/2015)
Một số chính sách của Trung Quốc đối với nông dân và tham chiếu kinh nghiệm cho Việt Nam  (12/11/2015)
Quy định chế độ phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo  (11/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên