Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình
21:02, ngày 06-11-2015
Ngày 6-11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình và đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước Trung Quốc thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam, bày tỏ tin tưởng chuyến thăm lần này sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước tiếp tục phát triển.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng trước kết quả hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chiều hôm qua (5-11), khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng làm hết sức mình cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước có những bước phát triển sâu rộng hơn nữa, vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong cuộc đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc của mỗi nước trước đây, các bậc cách mạng tiền bối, lão thành hai nước, luôn ra sức xây dựng và vun đắp cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, thế hệ ngày nay cần gìn giữ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến rất phức tạp hiện nay, hai nước cần ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, ra sức củng cố hữu nghị hợp tác, đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Chủ tịch nước cho rằng, những năm gần đây, lòng tin về quan hệ hai Đảng, hai nước trong một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên đã bị suy giảm bởi những tranh chấp, bất đồng giữa hai nước về vấn đề trên biển cũng như việc một số thỏa thuận hợp tác giữa hai nước không được thực hiện đầy đủ.
Vì vậy, Chủ tịch nước đề nghị hai bên cần tăng cường xây dựng tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tích cực tìm cách giải quyết thỏa đáng những vấn đề tồn tại. Bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông là thực tế, nhưng quan trọng nhất là hai bên phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt tình hình, phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, thông qua đàm phán giải quyết các mâu thuẫn một cách thỏa đáng, không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân, cùng nhau tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển của cả hai nước và của khu vực.
Hai bên có thể triển khai thúc đẩy các lĩnh vực, dự án hợp tác trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ DOC, sớm ký COC...
Chủ tịch nước cũng đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư; đưa các thỏa thuận hợp tác này có tiến triển thực chất, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển theo hướng cân bằng, bền vững trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau. Hai bên cần sớm có biện pháp hữu hiệu để hướng tới cân bằng cán cân thương mại Việt - Trung và tăng cường hợp tác đầu tư các dự án lớn tại Việt Nam tiêu biểu cho trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế trên một số lĩnh vực và tăng cường tin cậy, đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước cho rằng, thời gian qua, hai bên đã tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, nhân sỹ trí thức và nhân dân các địa phương biên giới hai nước. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, cần được khắc phục .
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc coi trọng quan hệ truyền thống láng giềng hữu nghị với Việt Nam. Hiện nay hai Đảng, hai nước đều đang kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đều đang ở trong giai đoạn quan trọng của công cuộc đổi mới, cải cách và mở cửa, đều có nhu cầu giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi để phát triển đất nước. Đây là những điểm đồng cơ bản để phát triển quan hệ song phương. Việc duy trì quan hệ Trung - Việt phát triển ổn định lành mạnh, tăng cường giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng, quan hệ Trung - Việt đang đứng trước cơ hội phát triển mới, hai bên cần củng cố truyền thống hữu nghị, tiếp tục duy trì giao lưu cấp cao, mở rộng các lĩnh vực hợp tác thực chất giữa hai nước; thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển “một vành đai, một con đường” và “hai hành lang, một vành đai”, thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước, xử lý thỏa đáng bất đồng, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.
Về vấn đề trên biển, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng hai bên cần nỗ lực kiểm soát các bất đồng thông qua hiệp thương để duy trì hòa bình, ổn định trên biển. Cùng với việc đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác khác, tin tưởng rằng những nhận thức chung đạt được giữa hai nước trong chuyến thăm này sẽ mở ra tương lai rộng lớn, tạo nền móng để hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển hữu nghị, hợp tác ổn định, lâu dài ./.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bày tỏ vui mừng trước kết quả hội đàm giữa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình chiều hôm qua (5-11), khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam sẵn sàng làm hết sức mình cùng Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc không ngừng tăng cường và củng cố quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước có những bước phát triển sâu rộng hơn nữa, vì lợi ích của hai nước, vì hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Chủ tịch nước nhấn mạnh, trong cuộc đấu tranh cách mạng và giải phóng dân tộc của mỗi nước trước đây, các bậc cách mạng tiền bối, lão thành hai nước, luôn ra sức xây dựng và vun đắp cho tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước, thế hệ ngày nay cần gìn giữ, kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến rất phức tạp hiện nay, hai nước cần ủng hộ và giúp đỡ lẫn nhau, ra sức củng cố hữu nghị hợp tác, đóng góp thiết thực vào việc gìn giữ hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Chủ tịch nước cho rằng, những năm gần đây, lòng tin về quan hệ hai Đảng, hai nước trong một bộ phận quần chúng nhân dân, cán bộ, đảng viên đã bị suy giảm bởi những tranh chấp, bất đồng giữa hai nước về vấn đề trên biển cũng như việc một số thỏa thuận hợp tác giữa hai nước không được thực hiện đầy đủ.
Vì vậy, Chủ tịch nước đề nghị hai bên cần tăng cường xây dựng tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tích cực tìm cách giải quyết thỏa đáng những vấn đề tồn tại. Bất đồng giữa hai nước về vấn đề Biển Đông là thực tế, nhưng quan trọng nhất là hai bên phải tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau, kiểm soát tốt tình hình, phải thực hiện nghiêm túc những thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, thông qua đàm phán giải quyết các mâu thuẫn một cách thỏa đáng, không có hành động làm phức tạp và mở rộng tranh chấp, không theo đuổi mục tiêu quân sự hóa ở Biển Đông; đảm bảo an toàn hàng hải, hàng không và các hoạt động đánh bắt hải sản bình thường của ngư dân, cùng nhau tạo dựng và gìn giữ môi trường hòa bình, ổn định phục vụ mục tiêu phát triển của cả hai nước và của khu vực.
Hai bên có thể triển khai thúc đẩy các lĩnh vực, dự án hợp tác trên biển, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, tuân thủ DOC, sớm ký COC...
Chủ tịch nước cũng đề nghị hai bên thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực, triển khai có hiệu quả các thỏa thuận đã đạt được trên các lĩnh vực kinh tế - thương mại, đầu tư; đưa các thỏa thuận hợp tác này có tiến triển thực chất, góp phần thúc đẩy quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước phát triển theo hướng cân bằng, bền vững trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, tôn trọng lợi ích chính đáng của nhau. Hai bên cần sớm có biện pháp hữu hiệu để hướng tới cân bằng cán cân thương mại Việt - Trung và tăng cường hợp tác đầu tư các dự án lớn tại Việt Nam tiêu biểu cho trình độ khoa học, công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, góp phần thúc đẩy kết nối hai nền kinh tế trên một số lĩnh vực và tăng cường tin cậy, đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho nhân dân hai nước.
Chủ tịch nước cho rằng, thời gian qua, hai bên đã tăng cường các hoạt động giao lưu nhân dân, nhất là giữa thế hệ trẻ, nhân sỹ trí thức và nhân dân các địa phương biên giới hai nước. Tuy nhiên, công tác tuyên truyền vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, cần được khắc phục .
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định, Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc coi trọng quan hệ truyền thống láng giềng hữu nghị với Việt Nam. Hiện nay hai Đảng, hai nước đều đang kiên trì con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, đều đang ở trong giai đoạn quan trọng của công cuộc đổi mới, cải cách và mở cửa, đều có nhu cầu giữ gìn môi trường hòa bình, ổn định và thuận lợi để phát triển đất nước. Đây là những điểm đồng cơ bản để phát triển quan hệ song phương. Việc duy trì quan hệ Trung - Việt phát triển ổn định lành mạnh, tăng cường giao lưu hợp tác giữa hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước là nhân tố rất quan trọng đối với sự phát triển của mỗi nước, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định, phát triển của khu vực và thế giới.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng, quan hệ Trung - Việt đang đứng trước cơ hội phát triển mới, hai bên cần củng cố truyền thống hữu nghị, tiếp tục duy trì giao lưu cấp cao, mở rộng các lĩnh vực hợp tác thực chất giữa hai nước; thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển “một vành đai, một con đường” và “hai hành lang, một vành đai”, thúc đẩy giao lưu giữa nhân dân hai nước, xử lý thỏa đáng bất đồng, kiên trì tôn trọng lẫn nhau, thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung phát triển ổn định, lành mạnh, bền vững.
Về vấn đề trên biển, Tổng bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình cho rằng hai bên cần nỗ lực kiểm soát các bất đồng thông qua hiệp thương để duy trì hòa bình, ổn định trên biển. Cùng với việc đẩy mạnh các lĩnh vực hợp tác khác, tin tưởng rằng những nhận thức chung đạt được giữa hai nước trong chuyến thăm này sẽ mở ra tương lai rộng lớn, tạo nền móng để hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước phát triển hữu nghị, hợp tác ổn định, lâu dài ./.
Không tăng số lượng Trung tâm dịch vụ việc làm đến năm 2025  (06/11/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh: Trao Huy hiệu Đảng cho các đảng viên 70, 65 và 60 năm tuổi Đảng  (06/11/2015)
Thanh niên Việt - Trung cần tăng cường học hỏi, hợp tác chặt chẽ  (06/11/2015)
Tư tưởng đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh - từ Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt đến Mặt trận Việt Minh  (06/11/2015)
Tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc  (06/11/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay