Quyết tâm đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững
22:28, ngày 22-10-2015
Ngày 22-10, tại thành phố Đồng Hới, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 đã khai mạc trọng thể với chủ đề “Tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, phát huy dân chủ và sức mạnh đoàn kết toàn dân, huy động mọi nguồn lực, quyết tâm đưa Quảng Bình phát triển nhanh và bền vững”.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị. Dự Đại hội còn có đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo các ban, bộ ngành Trung ương, các Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang, Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới và 350 đại biểu đại diện cho toàn Đảng bộ tỉnh Quảng Bình.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng phát biểu ghi nhận: 5 năm qua, trong điều kiện tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng bất lợi do thiên tai, dịch bệnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng, đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Kinh tế của tỉnh duy trì được đà tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, đã hình thành một số vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển; một số khu công nghiệp, khu kinh tế được đầu tư xây dựng và ngày càng phát huy tốt hiệu quả.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị, nông thôn, khu kinh tế, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ tiếp tục được quan tâm đầu tư. Dịch vụ và du lịch phát triển, đặc biệt lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2015 đạt mức kỷ lục với 3,3 triệu lượt, tăng gấp 4 lần so với năm 2010. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Quảng Bình với quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…
Cùng với phát triển kinh tế, Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Sự nghiệp y tế, giáo dục - đào tạo của tỉnh tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, nổi bật là công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, xóa nhà tạm cho hộ nghèo, giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,17% (giảm bình quân 4%/năm).
Hoạt động khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được chú trọng; phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng ở cơ sở. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng ghi nhận: Đảng bộ đã chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nội bộ thực sự đoàn kết thống nhất, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền ngày càng được tăng cường. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được tỉnh đẩy mạnh. Công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức xây dựng Đảng được chú trọng, công tác cán bộ có nhiều đổi mới; công tác kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và công tác vận động quần chúng được tăng cường.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từng bước được đổi mới, góp phần quan trọng vào việc động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm như kinh tế Quảng Bình tuy có bước phát triển nhưng chưa thật sự vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; một số chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra thực hiện chưa đạt hoặc đạt còn thấp so với kế hoạch. Một số tiềm năng, thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác, phát huy tốt...
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn một số mặt hạn chế, công tác chính trị tư tưởng có mặt chất lượng chưa tốt, nhất là những vấn đề phát sinh ở cơ sở; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một số nơi kết quả chưa cao.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chậm được khắc phục.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh phát huy tinh thần “Quảng Bình quật khởi”, “Quảng Bình hai giỏi”, các đại biểu dự Đại hội cần tập trung phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân, có cách nhìn khách quan, toàn diện và khoa học, tập trung thảo luận về những khuyết điểm, hạn chế; đi sâu phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để đề ra các biện pháp khắc phục trong nhiệm kỳ 2015-2020.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI nêu rõ: Trong 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng. 13/16 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền được nâng lên…
Dù có xuất phát điểm thấp và gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhưng 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Quảng Bình vẫn đạt trung bình 6,5%; giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người đến nay đạt 28 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm qua đạt hơn 11.180 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với 5 năm trước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, thương mại, dịch vụ như Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng dù được xây dựng chưa lâu nhưng ngày càng phát huy hiệu quả rõ rệt.
Nông, lâm, ngư nghiệp có bước phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị chất lượng. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại Quảng Bình trong 5 năm qua luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và tăng bình quân trên 4,2%/năm; sản lượng lương thực bình quân đạt 28 vạn tấn/năm; sản lượng thủy sản đến nay đạt 57.000 tấn/năm.
Công nghiệp từng bước phát triển và giữ vai trò là ngành kinh tế trọng điểm. Các loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh, du lịch từng bước vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.
Báo cáo chính trị tại Đại hội cũng nêu rõ những mặt hạn chế cần khắc phục như sự phát triển của tỉnh chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm trên địa bàn còn chậm, sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. Năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Nguồn lực lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Kết cấu hạ tầng một số khu vực còn thiếu đồng bộ. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong và ngoài nước chưa thực sự hiệu quả; chưa có dự án đầu tư lớn mang lại động lực và đòn bẩy cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 bế mạc vào ngày 23-10 tới./.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gửi lẵng hoa chúc mừng Đại hội.
Tại Đại hội, đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thay mặt Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng phát biểu ghi nhận: 5 năm qua, trong điều kiện tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, ảnh hưởng bất lợi do thiên tai, dịch bệnh, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Quảng Bình đã có nhiều cố gắng, đoàn kết, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra, đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Kinh tế của tỉnh duy trì được đà tăng trưởng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, đã hình thành một số vùng chuyên canh theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường. Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp có bước phát triển; một số khu công nghiệp, khu kinh tế được đầu tư xây dựng và ngày càng phát huy tốt hiệu quả.
Hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đô thị, nông thôn, khu kinh tế, khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ tiếp tục được quan tâm đầu tư. Dịch vụ và du lịch phát triển, đặc biệt lượng khách du lịch đến Quảng Bình năm 2015 đạt mức kỷ lục với 3,3 triệu lượt, tăng gấp 4 lần so với năm 2010. Đây là sự nỗ lực rất lớn của Quảng Bình với quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn…
Cùng với phát triển kinh tế, Quảng Bình đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo các lĩnh vực văn hóa - xã hội. Sự nghiệp y tế, giáo dục - đào tạo của tỉnh tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết, nổi bật là công tác giảm nghèo nhanh và bền vững, xóa nhà tạm cho hộ nghèo, giải quyết đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 5,17% (giảm bình quân 4%/năm).
Hoạt động khoa học công nghệ và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất được chú trọng; phong trào xây dựng đời sống văn hóa phát triển sâu rộng ở cơ sở. Chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng ghi nhận: Đảng bộ đã chú trọng công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nội bộ thực sự đoàn kết thống nhất, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; tăng cường xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền ngày càng được tăng cường. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" được tỉnh đẩy mạnh. Công tác chính trị tư tưởng, công tác tổ chức xây dựng Đảng được chú trọng, công tác cán bộ có nhiều đổi mới; công tác kiểm tra, giám sát, đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí và công tác vận động quần chúng được tăng cường.
Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từng bước được đổi mới, góp phần quan trọng vào việc động viên các tầng lớp nhân dân tích cực thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, tham gia xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc cũng chỉ rõ những hạn chế, khuyết điểm như kinh tế Quảng Bình tuy có bước phát triển nhưng chưa thật sự vững chắc, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của địa phương; cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm; một số chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra thực hiện chưa đạt hoặc đạt còn thấp so với kế hoạch. Một số tiềm năng, thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác, phát huy tốt...
Công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị vẫn còn một số mặt hạn chế, công tác chính trị tư tưởng có mặt chất lượng chưa tốt, nhất là những vấn đề phát sinh ở cơ sở; việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) gắn với thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Bộ Chính trị về "Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" một số nơi kết quả chưa cao.
Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của một số tổ chức cơ sở đảng còn yếu. Tư tưởng trông chờ, ỷ lại, thiếu ý chí vươn lên của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chậm được khắc phục.
Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc đề nghị tỉnh phát huy tinh thần “Quảng Bình quật khởi”, “Quảng Bình hai giỏi”, các đại biểu dự Đại hội cần tập trung phát huy cao nhất tinh thần trách nhiệm trước Đảng bộ và nhân dân, có cách nhìn khách quan, toàn diện và khoa học, tập trung thảo luận về những khuyết điểm, hạn chế; đi sâu phân tích nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để đề ra các biện pháp khắc phục trong nhiệm kỳ 2015-2020.
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI nêu rõ: Trong 5 năm qua, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều kết quả quan trọng. 13/16 chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đề ra đã được hoàn thành và hoàn thành vượt mức.
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị đạt được nhiều kết quả quan trọng; năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, hiệu quả, hiệu lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền được nâng lên…
Dù có xuất phát điểm thấp và gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển nhưng 5 năm qua, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn Quảng Bình vẫn đạt trung bình 6,5%; giá trị tổng sản phẩm bình quân đầu người đến nay đạt 28 triệu đồng/người/năm. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 5 năm qua đạt hơn 11.180 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với 5 năm trước.
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông - lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu du lịch, thương mại, dịch vụ như Khu kinh tế Hòn La, Khu kinh tế Cửa khẩu Quốc tế Cha Lo, Khu du lịch Phong Nha - Kẻ Bàng dù được xây dựng chưa lâu nhưng ngày càng phát huy hiệu quả rõ rệt.
Nông, lâm, ngư nghiệp có bước phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị chất lượng. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại Quảng Bình trong 5 năm qua luôn tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và tăng bình quân trên 4,2%/năm; sản lượng lương thực bình quân đạt 28 vạn tấn/năm; sản lượng thủy sản đến nay đạt 57.000 tấn/năm.
Công nghiệp từng bước phát triển và giữ vai trò là ngành kinh tế trọng điểm. Các loại hình dịch vụ phát triển khá nhanh, du lịch từng bước vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ở địa phương.
Báo cáo chính trị tại Đại hội cũng nêu rõ những mặt hạn chế cần khắc phục như sự phát triển của tỉnh chưa tương xứng tiềm năng, thế mạnh và yêu cầu. Tốc độ tăng trưởng sản phẩm trên địa bàn còn chậm, sản xuất, kinh doanh còn nhiều khó khăn. Năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp.
Nguồn lực lao động chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Kết cấu hạ tầng một số khu vực còn thiếu đồng bộ. Công tác xúc tiến, thu hút đầu tư trong và ngoài nước chưa thực sự hiệu quả; chưa có dự án đầu tư lớn mang lại động lực và đòn bẩy cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Bình lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015-2020 bế mạc vào ngày 23-10 tới./.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước nhiệm kỳ 2015 - 2020 với phương châm chỉ đạo: “Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Kỷ cương - Trách nhiệm”  (22/10/2015)
Xét xử sơ thẩm vụ án tham nhũng gây thất thoát gần 1.000 tỷ đồng  (22/10/2015)
Hội nghị tập huấn nâng cao công tác truyền thông pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên  (22/10/2015)
Bà Rịa - Vũng Tàu cần phát huy tối đa lợi thế vị trí cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  (22/10/2015)
Việt Nam được bầu vào Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện thế giới  (22/10/2015)
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển