Hội thảo tại Pháp về tranh chấp chủ quyền và vấn đề Biển Đông
Đây là năm thứ hai Trường Đại học Bretagne-Sud tổ chức Ngày Địa chính trị các không gian hàng hải. Chủ đề cuộc hội thảo lần này tập trung vào nghiên cứu những căng thẳng trên Biển Đông, các tranh chấp chủ quyền biển đảo và khả năng vận dụng luật pháp quốc tế nhằm đảm bảo ổn định, an ninh và tự do hàng hải quốc tế trong khu vực.
Được chia thành ba phiên thảo luận với các chủ đề "Góc nhìn lịch sử," "Khía cạnh kinh tế," "Các vấn đề địa chính trị và chiến lược," hội thảo đã thu hút đại diện nhiều bộ ngành của Pháp, đông đảo học giả và chuyên gia đến từ các trung tâm nghiên cứu và các trường đại học lớn của Pháp.
Tham tán công sứ Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp Nguyễn Thị Bích Huệ phát biểu khai mạc phiên thứ ba đã nêu rõ tầm quan trọng của Biển Đông trên nhiều khía cạnh, nhấn mạnh đây là khu vực năng động, có nhiều diễn đàn, kênh đối thoại, nhiều đối tác nhưng cũng là khu vực căng thẳng leo thang.
Tham tán công sứ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nêu bật chính sách hòa bình, tôn trọng luật pháp quốc tế của Việt Nam và nỗ lực của Việt Nam nhằm giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp đối thoại và đàm phán hòa bình, bảo đảm thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) đồng thời dựa trên luật pháp quốc tế bao gồm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).
Tham tán công sứ cũng kêu gọi các nhà nghiên cứu, học giả Pháp là những người hiểu biết sâu về khu vực và Pháp (từng tham gia quản lý thực tế hai quần đảo của Việt Nam) có tiếng nói thiết thực trong hội thảo, đóng góp cho hoà bình và bảo vệ luật pháp quốc tế.
Sau phát biểu khai mạc, các diễn giả trình bày các tham luận đều giới thiệu một cách khái quát về tầm quan trọng địa chiến lược và tiềm năng kinh tế của Biển Đông, cũng như chính sách kinh tế, an ninh quốc phòng của Pháp và của các nước tại khu vực.
Các tham luận đặc biệt dành ưu tiên đề cập đến những tranh chấp và một số vấn đề liên quan đến an ninh và quốc phòng trên Biển Đông. Các chuyên gia thống nhất quan điểm rằng các tranh chấp này gây nguy hại đến hòa bình, ổn định và phát triển của nhiều nước trong khu vực và thế giới.
Kết thúc hội thảo, các đại biểu chia sẻ quan điểm rằng các quốc gia Đông Nam Á không nên để tranh chấp biển đe dọa đến an toàn trên biển và tự do hàng hải; đảm bảo an ninh, hòa bình và ổn định là điều kiện cần thiết để các quốc gia trong khu vực xây dựng và phát triển./.
Bộ Nội vụ giải đáp về trường hợp bổ nhiệm giám đốc sở tuổi 30  (19/10/2015)
Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đón nhận Huân chương Độc lập  (18/10/2015)
Đồng chí Lê Đình Sơn được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh  (18/10/2015)
Trường Đại học Kiên Giang khai giảng năm học đầu tiên  (18/10/2015)
Xứng đáng là cơ quan đồng hành thị trường điện  (18/10/2015)
Chủ tịch nước gặp mặt 120 điển hình dân vận khéo TP. Hồ Chí Minh  (18/10/2015)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm